Di tích lịch sử - văn hóa
Quốc gia chùa Đông Cao - xã Đông Xuyên (còn có tên gọi là chùa Sùng Ân). Nhân
dân địa phương lấy tên làng đặt cho tên chùa. Đầu thế kỷ 19 Đông Cao là một xã
thuộc tổng Đông Cao, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hổng, trấn Hải Dương. Tổng Đông Cao
lúc đó có 15 xã, đó là: Đông Cao, Trịnh Xuyên, Đan Bối, Dậu Trì, Đoan Xuyên, Đa
Nghi, An Cư, Bối Giang, Đồng Lại, Đan Cầu, Do Nghĩa, Đạo Lương, Bối Thị và Cổ
Lôi. Sau này do sự thay đổi địa giới hành chính, ngày nay Đông Cao là một trong
2 thôn thuộc xã Đông Xuyên, huyện Ninh Giang, tinh Hải Dương.
Chùa Đông Cao được xây
dựng trên một khu đất bằng phẳng, vào vị trí đẹp ở đầu làng, có thế đất rồng
chầu hổ phục. Trước mặt là đường làng, bên trái chùa có một giếng đất nhỏ.
Tương truyền đó là mắt rồng. Xưa trong làng có một ngôi đình và một ngôi miếu
thờ Thành hoàng. Như vậy chùa Đông Cao nằm trong quần thể di tích đình, chùa,
miếu của làng, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng lâu đời của người dân nơi đây.
Đông
Xuyên là xã nằm ở phía Đông Bắc huyện Ninh Giang, xã có 2 thôn là Đông Cao,
Xuyên Hử với vị trí như sau:Phía bắc giáp xã Tân Phong; Phía nam giáp xã Ninh Hải; Phía Đông
giáp xã Tân Hương; Phía Tây giáp xã Vạn Phúc.
Diện tích toàn xã 980
mẫu, dân số: 5.531 người (2023) gồm 1.597 hộ là một xã thuần nông. Nghề chính
là trồng trọt và chân nuôi, ngoài ra không có nghề phụ. Sông Cửu An đi qua địa
phận Đông Xuyên tạo cho xã có vị trí giao thông thủy bộ thuận lợi. Qua các thời
kỳ lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống nhân dân ngày một phát triển,
dần đi vào thế' ổn định về kinh tế, văn hoá, chính trị...
Từ thành phố Hải Dương
theo đường Quốc lộ 37 (Hải Dương - Ninh Giang) đến Cầu Ràm đi khoảng 500m rẽ
tay phải, qua xã Tân Hương đến Đông Xuyên. Chùa ở thôn Đông Cao. Từ thành phố
Hải Dương đến di tích khoảng 26km, thuận tiện với các phương tiện như ô tô, xe
máy, xe đạp...
1. Sự
kiện, nhân vật lịch sử
Nghiên
cứu di tích trên các phương diện lịch sử, thư tịch và truyền thuyết ở địa
phương thì chùa Đông Cao được xây dựng từ thời Lý. Vào thời Lê tương tuyền khi
nhà Mạc thất thế có 1 hoàng tử và 1 công chúa Mạc (không rõ tên) chạy về Đông
Cao, đã dùng chùa để thờ Phật và sống ẩn dật. Sau này công chúa đã mất tại đây
cho nên ở đây vẫn còn một khu mộ mà dân gọi là Đống Mả Chúa. Cho nên từ xưa đến
nay vẫn là nơi thờ phật phục vụ tự do tín ngưỡng của nhân dân. Theo nội dung
ghi trên bia chùa còn thờ "Huyền Quang" vị sư tổ thứ ba của phái thiền
Trúc Lâm Việt Nam do Trần Nhân Tông sáng lập.
Lịch
sử của sư Huyền Quang như sau:
Huyền
Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thuộc dòng dõi quan lại nhà Lý, quê ở xã Vạn Tự,
huyện Gia Định, nay thuộc Gia Lương - Hà Bắc. Cha là Tuệ Tổ, có công đánh giặc
Chiêm Thành, được nhà Trần bổ nhiệm làm quan nhưng không nhận, thích sống cảnh
điền viên, xem sách hay, truyện lạ. Bà vợ năm 30 tuổi sinh hạ Lý Đạo Tái, có
tướng mạo kỳ dị, nhưng có chí hưóng và học rất thông minh. Năm 19 tuổi thi
hương, năm sau thi hội, đỗ đầu (tiến sĩ). Lúc còn niên thiếu cha mẹ có dạm hỏi
vợ nơi này nơi khác cho Lý Đạo Tái nhưng đều bị từ chối. Nhưng khi thi đỗ thì
các nhà quyền quý nhắn gọi gả con gái. Cả vua Trần cũng muốn gả công chúa Liễu
cho, nhưng ông khước từ. Lý Đạo Tái làm việc ở Viện Hàn lâm, soạn thảo văn thư,
giao tiếp với sứ Tàu, viện dẫn kinh nghĩa, đối đáp trôi chảy rất được kính
phục. Một hôm ông theo vua Trần Nhân Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm (gặp lúc Quốc sư
Pháp Loa đang thuyết pháp, Lý Đạo Tái rất tâm đắc với đạo Phật, ông dâng biểu từ quan và xin xuất gia tu
hành, được vua thuận tình. Năm 1305 Lý Đạo Tái tu ở chùa Lễ Vĩnh, làm môn đệ
cùa Bão Phác, một đệ tử giỏi của Pháp Loa, rồi trụ trì ở chùa Vân Yên (còn gọi
là Hoa Yên) trên núi Yên Tử, giáo lý của ông uyên bác, sâu rộng, nên các tăng
ni theo học rất đông. Pháp Loa đặt pháp hiệu cho ông là Huyền Quang.
Vua Trần
Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang thường đi du ngoạn khắp trong nước, cho phép
Huyền Quang lên toà giảng kinh để thu nạp đệ từ. Nhà vua xuống sắc yêu cầu
Huyển Quang soạn các sách giảng kinh, sách giáo khoa Phật, cho in nhiều bản
khắc, truyền bá trong dân. Vua khen: "Các sách vở nói về đạo Phật do chính
Huyền Quang viết ra thì không nên thêm bớt một chữ nào".
Với tinh thần độc lập dân tộc, vua
Trần Nhân Tông đã cùng với các đệ tử sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Tiếp
đó là Pháp Loa và Huyền Quang ba vị tăng này được suy tôn là Trúc Lâm Tam tổ và
được nhiều chùa theo phái thiền ở Việt Nam thờ. Chùa Đông Cao thờ đạo Phật theo
phái Thiền tông cho nên thờ Huyền Quang. Ngày 22 tháng Giêng năm 1334 Huyền
Quang viên tịch tại chùa Côn Sơn. Vua Trần Minh Tôn cho 10 lạng vàng xây tháp ở phía tả sau chùa Côn Sơn đặc phong
Tự tháp Huyền Quang tôn giả.
- Hệ
thống tượng Phật chùa Đông Cao: Thực sự là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu,
phần lớn tượng Phật được kiến tạo vào thời Lê và thời Nguyễn. Trong đó có 2 pho
tượng bằng đồng. Trước đây cảnh chùa rộng lớn, tượng Phật và đồ thờ nhiều. Sau
do nhiểu biến động của lịch sử, ngày nay chùa còn 30 pho tượng. Trong số 30 pho
tượng thì có 2 pho Hộ Pháp là điển hình, 2 pho tượng này được kiến tạo vào thời
Lê, mặc dù đã hơn 300 năm màu sắc và hình dáng vẫn giữ gần như mới. Đó là tượng
Quan Văn (Ông Thiện) và Quan Võ (Ông Ác).
+ Tượng Quan Văn (Ông
Thiện) đứng ở vị trí bên trái bàn thờ chính toà Tiền đường, tượng cao 2m2,
ngang 80cm, rộng 50cm ở tư thế
đứng thẳng trên hình tượng một đầu sen và hoa lá, văn mây với hình thức chạm
khắc kênh bong, nét chạm mềm, sắc trông như thật. Đầu đội mũ có đính hạt ngọc ở
trước và 2 tua cong xuống vai, mắt nhìn xuống, mở to hiền từ nhân hậu, tay trái
cầm viên ngọc, tay phải để nhẹ ngang sườn. Mặc áo quan triều có trang trí hoa
lá và văn kẻ, thắt đai to, trơn, ở dưới đai là riềm trang trí hoa cúc và chữ
thọ, chân đi hài cong có chạm hoa văn, các dây tua và tà áo bay ra phía sau như
đang đứng trước gió thổi.
+ Tượng Quan Võ (Ông Ác)
đứng ở bên phải bàn thờ chính toà tiền đường có kích thước như tượng Quan Văn
nhưng tư thế đứng chếch 45°, tuy chếch nhưng rất vững chắc, khoẻ mạnh. Đầu đội
mũ có đính hạt ngọc ở giữa, mắt mở to sáng, râu dài, khuôn mặt dữ, môi mím. Tay
phải cầm đốc kiếm, tay trái chống ngang sườn. Mặc áo quan triều có trang trí
chữ Thọ và hoa lá, thắt đai to, trễ có trang trí hoa cúc, chân đi hài đứng trên
một mảnh vân mây được chạm khắc kênh bong tinh xảo, mềm mại. Tượng được sơn son
thiếp vàng.
Khuôn mặt 2 vị Hộ Pháp
tuy biểu hiện khác nhau nhưng đều có hồn, nếu như thoạt nhìn vào ta thấy như 2
vị đó đang nhìn mình và định nói điều gì, rất uy nghiêm. Đây là hai pho tượng
đạt trình độ nghệ thuật cao, có niên đại trên 300 năm và rất ít chùa ở Hải
Dương còn giữ được. Các pho tượng ở toà Thượng điện đều có kích thước trung
bình và được ngồi các tư thế khác nhau. Đó là các pho: Quan Thế Chí, A Nan Đà
Ma Ha Liệp, Thị Kính, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Văn Thù, Phổ Hiền, Bồ Tát,
Đức Ông, A Di Đà, Thiên Lôi, Quỷ Sứ, Thích Ca Mầu Ni (Cửu Long) ... đều được
kiến tạo vào thời Lê, có hồn, nét chạm tinh xảo. Tượng sơn son thiếp vàng, màu
sắc bền và đẹp, đặc biệt pho tượng Cửu Long bằng đồng có Thích Ca hài nhi đứng
chỉ tay màu sắc lung linh huyền ảo, rất đáng tiếc những pho tượng nhỏ đính trên
Toà Cửu Long đã bị mất và gần đây 3 pho Tam Thân Tam Thế ngồi trên đài sen cũng
mất.
- Nhà tổ chùa còn 6 pho
tượng các vị sư tổ được tạc vào thời Lê và thời Nguyễn màu sắc gần như mới.
Nhìn chung hệ thống tượng Phật chùa Đông Cao phong phú, thật là những tác phẩm
nghệ thuật tiêu biểu chứng minh tài nghệ và lòng ngưỡng mộ đạo Phật của người
dân nơi đây.
Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng,
chùa Đông Cao còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử của địa phương, chứng
kiến sự đổi thay của quê hương.
Sau Cách mạng tháng
8/1945 cơ quan Phủ uỷ Ninh Giang và Tỉnh uỷ Hải Dương đã dùng chùa làm nơi hội
họp chỉ đạo phong trào của tỉnh và của huyện. Thời kỳ kháng chiến chông Thực
dân Pháp, trạm y tế quân đội 205 đã sử dụng chùa làm cơ sở y tế khám, chữa bệnh
cho bộ đội. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước: Trường Đảng của huyện Ninh Giang sơ tán
về chùa. Tại đây đã có nhiều lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho các đồng chí
đảng viên huyện, xã...
Ngày nay chùa
là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Thôn Đông Cao thành lập 1
chi hội Phật giáo, chủ yếu là các cụ bà từ 55 tuổi trở lên. Ngày rằm, mồng một
hàng tháng dâng hương lễ Phật duy trì sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, được
đông đảo mọi người ủng hộ và tham gia.
- Lễ hội truyển thống của chùa được tổ
chức vào ngày 15/3 (âm lịch). Trước cách mạng tháng 8/1945 cùng với lễ hội,
đình và miếu, lễ hội chùa diễn ra sôi nổi, cầu kỳ, có rước kiệu Thành hoàng từ
miếu, đình ra chùa sau đó lại rước về và tế lễ. Lễ vật dâng Phật chỉ là hương
hoa, trầu cau và hoa quả, với tấm lòng thành kính dâng lên Đức Phật, sau đó có
tổ chức một số trò vui dân gian như hát Ả Đào, hát chèo...
Từ ngày kháng chiến chống Pháp lễ hội
bị bỏ, đến những năm gần đây chùa khôi phục lễ hội. Nhưng chỉ có đội tế nam, chỉ có rước kiệu vì đình và miếu đã
bị phá, ngai thờ và một số đồ tế tự của đình và miếu được nhân dân rước về thờ
tại nhà tổ của chùa. Thần tích, sắc phong đã bị thất lạc nhân dân chỉ nhớ tên
Thành hoàng là Phạm Hoá - một viên tướng giỏi thời Lê - Mạc. Từ xưa đến nay ở
đây có tục kiêng tên huý Thành hoàng. Hoá đều gọi chệch đi là Huế. Ví dụ: Cây
tre hoá gọi là cầy tre huế...
Vốn là mảnh đất có tuyển thống lịch sử và văn hoá. Tuy là một xã thuần
nông nhưng với ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá dân tộc, nhân dân nơi
đây đã không tiếc công sức và tiền bạc để tu bổ, sửa chữa ngôi chùa cổ kính
quyết tâm gìn giữ cồng trình ông cha để lại lưu truyền cho con cháu mai sau.
2. Khảo tả di tích
Chùa Đông Cao được
khởi dựng từ thời Lý, việc khai quật ở đây chưa được làm. Nhưng căn cứ ngói mũi
hài còn lợp trên mái và 1 bệ đá hoa sen hình lục giác, 2 tầng, tầng trên là hoa
sen, tầng dưới chạm rồng có mào lửa, thân nhiều khúc uốn gần như gấp khúc, có
thể xác định di vật này được sáng tạo vào thế kỷ 15. Căn cứ vào bia ký còn lưu
tại chùa được biết như sau:
- Bia dựng năm Vĩnh Tộ thứ 3 (1621) nói về việc
dựng thiêu hương và đúc chuông.
-
Bia
dựng năm Chính Hoà thứ 19 (1698) nói vể trùng tu Thiêu hương.
- Bia nói về
trùng tu nội tự (không rõ niên hiệu) nhưng phong cách chạm khắc thời Lê.
- Như vậy chùa Đông Cao được trùng
tu lớn vào thời Lê. Những lần trùng tu hầu hết do dân đóng góp, đặc biệt ở đây
có sự đóng góp của vua chúa nhà Mạc như: Phú Lương công chúa Phạm Thị Ngọc Đạm
thời Mạc, Đông Thượng công chúa Mạc Thị Ngọc Toàn... Cuối tấm bia khắc năm 1621
còn có 1 bài minh ca ngợi cảnh chùa như sau:
Sùng Ân danh tự
Cổ
tích nhân cơ
Triển hưng công tạo
Tự điện luân khang
Lâu dài nguyệt chiếu
Hoa thảo nhật
hy
Hồng chung thanh hưởng
Kim tướng duy kỳ
Linh chung tú khí
Xuân Thắng tính thời
Công hầu còn xuất
Gia quốc chu thi
Hoá tài lai cáo
Phúc lộc tổng tuy
Nam nữ lão thiếu
Viên tuế hạc quy
Viễn truyền công đức
Minh khánh thạch
bi
Tạm dịch:
Sùng Ân
nổi tiếng
Dấu cũ
nền nhân
Hưng
công tôn tạo
Chùa điện
khang trang
Lâu đài
nguyệt chiếu
Hoa cỏ
tốt tươi
Chuông
to tiếng vọng
Tượng vàng uy nghi
Đất
thiêng khí tốt
Hơn cả
mùa xuân
Công hầu
xuất chúng
Quốc gia
vẹn toàn
Tiền tài
tự đến
Phúc lộc
dồi dào
Nam, nữ,
già, trẻ
Năm tháng bền lâu
Mãi
truyền công đức
Minh khắc
vào bia
- Ở nhà các (Thiêu hương) còn đôi câu
đối như sau:
Lý sáng,
Lê hưng, thiên cổ đại
Trần tu,
Nguyễn Thịnh, ức niên lưu
Nghĩa là:
Chùa được sáng tạo vào
thời Lý, thời Lê tôn tạo, ngàn năm còn đó
Thời Trần tu sửa, thời
Nguyễn hưng thịnh, lưu vạn mai sau.
Với những tư liệu trên thì chùa được khởi dựng
vào thời Lý, từng tu vào thời Lê, ở thế kỷ 17 chùa đã có quy mô lớn kiến trúc
kiểu nội công ngoại quốc. Phía tây chùa có nhà thiêu hương (nhà các), nhà tổ,
nhà tăng, nhà khách và một số công trình phụ thuộc đều được làm bằng gỗ tứ
thiết, lợp ngói ta. Khu nội tự đến nay vẫn còn 8000m2. Hiện nay kiến
trúc chùa chính kiểu chữ Công ( I ), thiêu hương, nhà tổ, Nhà tăng, các công
trình phụ thuộc như hành lang, tam quan đã bị giải hạ.
Trước
mặt chùa chính là khu vườn chùa, hiện chuyên trổng cây ngắn ngày. Xung quanh
chùa có nhiều cây cổ thụ xum xuê bóng mát như nhãn, vải, mít... Từ xa nhìn vào
mái chùa cổ kính thấp thoáng trong vòm cây um tùm tạo phong cảnh thâm nghiêm,
tôn kính. Theo nhân dân địa phương cho biết chùa trước đây rộng lớn, riêng
biệt. Sau này do dân đến ở gần chùa nên diện tích bị thu hẹp lại. Từ đường làng
vào chùa phải qua cổng, cổng này mới xây dựng, đi trên 1 đoạn đường gạch khoảng
100m tới chùa chính, chùa quay hướng Tây.
Toà tiền đường 5 gian rộng 10 x 17,5m. Mái
lợp ngói ta giữa nóc có bảng ghi 3 chữ "Sùng Ân tự” - nghĩa
là chùa Sùng Ân. Trước tiền đường có tường bao cao 1m, có tắc môn, phía sau tắc
môn là nơi đặt bệ đá hoa sen thời Lê mặt hình lục giác đều, giữa thắt cổ bồng
trang trí hoa sen và rồng. Chạm khắc hoa sen và một cây trúc đài đá tròn. Cây
trúc đài dựng năm Cảnh Trị (1671) thời Lê có chạm khắc rồng cuốn và hoa văn.
Trước cửa đại bái còn 6 con chồn đá thời Lê theo kiểu ngồi chầu. Hiên chùa hẹp,
lát gạch chỉ, vỉa đá xanh. Các đầu dư ở hiên chạm lá lật. Cửa bức bàn có ngưỡng
vuông cao còn một cửa cũ và cửa mới làm theo kiểu chấn song con tiện. Toà đại
bái 5 gian còn 18 cột lim vững chắc, cột to nhất có đường kính 40cm, chân tảng
đá thấp. Nền lát gạch Bát Tràng - các vì kiến trúc kiểu thượng tứ, hạ tứ, tiền
bẩy, hâu bẩy. Chồng đấu vuông, không chạm khắc cầu kỳ, cốn bưng, xà đinh chạm
lá lật đơn giản. Một số đầu đấu chạm cánh sen và chữ thọ. Gian giữa có một bàn
thờ để bát hương và một số đổ thờ tự. Bên phải có tượng quan võ sau đó đến bàn
thờ 3 vị trong đó có 1 vị mặt đen dữ tợn. Bên trái là tượng Quan Văn và bàn thờ
Đức Ông cùng 2 vị cận vệ, tiếp đó là tượng bán thân Bác Hồ được đặt trong long
đình sơn son thiếp vàng, chạm khắc tứ linh tứ quý. Bên trên các gian đều treo
đại tự nhưng đã cũ, ở cột treo câu đối.
Toà
thượng điện bố trí dọc gồm 5 gian, có xây 5 bậc bệ thờ Phật tính từ trên xuống
dưới. Bệ trên cùng còn 3 bục tượng tam thân, tam thế kiểu đài sen nhưng tượng
đã bị mất. Bệ thứ hai thờ ba vị là A Di Dà, Đại thế Chí và Quan Thế Chí. Bệ thứ
ba thờ Thị Kính tay bồng hài nhi, hai bên là A Nan Đà, Ma Ha Liệp. Bệ thứ 4 là
Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu và bệ thứ 5 là Tượng Cửu Long (Thích Ca) và Văn
Thù, Phổ Hiền.
Ở gian trong cùng thượng điện hai bên đều có
Phật A Di Đà và tượng các vị sư . Trên 2 cột treo đối câu đối ca ngợi cảnh đẹp
và sự trùng tu chùa vào nẳm Vĩnh Tộ.
"
Động Phật mở mang, bia bảng còn ghi năm Vĩnh Tộ
Sân giời mát mẻ
khói hương nghi ngút cảnh Sùng Ân"
Chùa còn 3 tấm bia thời
Lê. Sau cùng là Động Sơn Trang ở sau Thượng điện động này mới được làm để thờ
Sơn trang.
Ở phía sau bên phải chùa
là nhà các và nhà tổ. 2 nhà này dựng song song. Nhà các trước đây dân gọi là
Thiêu hương gồm 3 gian chỉ dựng cột và làm mái. Nhà làm kiểu bốn mái có 4 đầu
đao guột cong, mái lợp ngói ta, không xây tường, còn 16 cột lim, cột có đường
kính 25cm, chân tảng đá thấp. Kiến trúc toà các đậm nét thời Lê, kết cấu chồng
rường, thượng tam hạ tứ. Vì kiểu con chồng đấu sen chạm khắc cầu kỳ rồng và hoa
lá. Đặc biệt các đầu dư chạm kênh bong đầu rồng râu vây thẳng tắp, gọn gàng. Ở
đây còn 1 kẻ góc chạm trúc hoá long, ở đầu kẻ góc này khắc con nghê chầu, có
vẩy và lá lật nhọn sắc, phong cách thường thấy ở thời Lý, Trần. Các đầu đao
guột khác nhau chạm lá lạt đơn giản. Nền nhà các lát gạch vuông, vỉa đá xanh,
có viên đá dài 1m, rộng 30cm. Nhà các có diện tích 6,5m x 9,5rn là công trình
kiến trúc gỗ thời Lê còn tương đối vững chắc. Nhà này dùng để tế lễ trong những
dịp hội và là nơi dành cho khách hoá vàng hương sau khi vào chùa lễ phật.
Nhà tổ 5 gian nhỏ, mái
lợp ngói ta, kiến trúc vì con chồng đấu sen, chạm khắc đơn giản, còn 8 cột lim
nhỏ. Nhà tổ có 3 bệ thờ, gian giữa thờ ngai và một số đồ tế tự của đình và
miếu. Ngai thờ vọng Thành hoàng Phạm Hoá. Cỗ ngai sơn son thiếp vàng chạm khắc
tứ linh, tứ quý thời Nguyễn, nét chạm tinh tế, cầu kỳ, đẹp mắt. Bệ thờ hai bên
là tượng 6 vị sư tổ đã có công xây dựng và tu hành tại chùa khi mất được nhân
dân tạc tượng, dựng tháp thờ.
Qua kiến trúc nghệ thuật chùa Đông Cao cho ta thấy chùa được
khởi dựng từ thời Lý, trùng tu nhiều lần vào thời Lê và Nguyễn. Nhưng kiến trúc
còn đậm nét thời Hậu Lê, có một số chi tiết chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ xứng
đáng là tiêu bản quý cần được giữ gìn chu đáo, đặc biệt hệ thống tượng thời Lê
phong phú, là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đẹp có ý nghĩa. Chùa còn
nhiều cây cổ thụ xum xuê tạo phong cảnh mát mẻ, thanh tịnh, nên thơ. Một làng
quê bình dị với mái chùa cổ kính, thâm nghiêm luôn là hình ảnh đẹp, gần gũi
thân thương với con người.
Qua nghiên cứu, khảo sát di tích trên các lĩnh vực tư liệu
lịch sử, truyền thuyết và thực tế, có thể kết luận đây là Di tích kiến
trúc nghệ thuật Một công trình kiến trúc gỗ thời Lê còn tương đối hoàn
chỉnh, hệ thống tượng Phật đẹp, phong phú, có lịch sử rõ ràng. Có một số chi
tiết chạm khấc đặc biệt quý, hiếm.
Chùa Đông Cao có giá trị lịch sử sâu
sắc thông qua việc thờ Phật, một tôn giáo được hầu hết nhân dân Việt Nam tôn
thờ. Là một trong sô' ít ngôi chùa còn giữ được kiến trúc nghệ thuật thời Lê
còn tương dối vững chắc, có một sô' mảng chạm khắc đẹp, độc đáo.
Hệ thống tượng phật phong phú, đạt trình độ là những tấc phấm
nghệ thuật tiêu biểu. Thực sự thu hút các đối tượng tham quan học tập. Mặc dù
chiến tranh và thiên tai tàn phá nhưng ngôi chùa vẫn còn, đó là tài sản vô giá
để lưu truyền mãi mãi.
Chùa còn giữ được kiến trúc gỗ thời
Lê tương đối đẹp và đồng bộ. Ngôi chùa từ ngày khởi dựng đến nay đã qua nhiểu lần
trùng tu, tôn tạo, di chuyển nhà các. Được sửa lớn vào thời Hâu Lê, và gần đây
vào nảm 1974 được sự quan tâm của Nhà nước, chùa được tu sửa lớn như đảo ngói
toàn bộ chùa, làm cánh cửa, thay một số cột, xà, hoành, lát nền...