DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH
XÃ TÂN HƯƠNG, HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG
I. Đình Cả xã Tân
Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
Đình Cả nằm ở Trung tâm
thôn 5, xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Tân Hương là vùng đất
được bồi tụ bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, nên đất đai
màu mỡ, thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.
Theo truyền ngôn trong
Nhân dân, đình Cả từ khi khởi dựng đến nay vẫn tọa lạc tại vị trí cũ, tuy nhiên
có sự thay đổi về quy mô cũng như không gian tồn tại của di tích. Trước đây, di
tích được bao bọc bởi khu dân cư, phía sau có ao đình, phía trước là đường dân
sinh. Ngày nay có sự thay đổi so với trước kia: Phía Đông giáp khu dân cư; phía
Tây và phía Bắc giáp đường liên thôn; phía Nam giáp khu dân cư.
Trong những năm kháng
chiến chống thực dân Pháp, đình Cả là nơi triệu tập và huấn luyện của nghĩa
quân Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật đứng đầu, tham gia cuộc khởi nghĩa này ở
làng có 3 cụ tham gia là: Cụ Tuần Ba, cụ Phạm Tam Khoát và cụ Lãnh Quý.
Trong những năm kháng
chiến chống Mỹ, đình Cả là nơi diễn ra việc giao nhận quân phục vụ cho chiến trường
niềm Nam.
Những năm 1957 - 1958 nơi đây có tổ
chức và thực hiện phong trào bình dân học vụ. “Bình dân học vụ” là phong
trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 08
tháng 9 năm 1945 (Sắc lệnh 19/SL và 20/SL). Ngay sau khi Việt Nam giành được
độc lập, phong trào này đã giải quyết “Giặc dốt” - một trong các vấn đề
cấp bách nhất của Việt Nam lúc bấy giờ.
Căn cứ vào thần tích -
thần sắc làng Nam bối xưa (ngày nay tách thành hai thôn: Thôn 3 và thôn 5),
tổng Đông Bối, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, do Nguyễn Bính Phụng soạn vào
năm Hồng phúc nguyên niên (1572), hiện lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết: Đình Cả, thôn 5, xã Tân
Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương là nơi tôn thờ 7 vị Thành hoàng gồm: 4
vị là nhân thần, 2 vị là thiên thần và 1 vị là thổ thần.
Các vị nhân thần gồm: Quý
Minh Đại vương, Phan Trác Mai Vỹ, Pham Mai Chính Thiện và Phan Mai Khai Quốc.
Các vị là thiên thần gồm:
Thiên hóa Linh thông Đại vương, Thiên quan Hành đế Đại vương.
Vị thổ thần là: Thổ địa Linh hựu Đại vương.
Các vị Thành hoàng làng
là những người có công giúp dân, giúp nước, trải qua nhiều triều đại phong kiến
đều được ban thưởng sắc phong và được lập đình để thờ tự.
- Trước Cách mạng tháng 8/1945:
Tại di tích diễn ra hai
kỳ lễ hội: Từ ngày mồng 5 đến ngày 15 tháng 11 (âm lịch): Đây là lễ hội chính
trong năm - Ngày hóa của Thành hoàng;
Mồng 2 tháng Giêng (âm
lịch) và ngày rằm (âm lịch) hàng tháng, di tích mở cửa cho Nhân dân và du khách
vào dâng hương.
+ Lễ
hội chính - Ngày hóa của Thành hoàng:
Diễn ra trong 10 ngày,
bắt đầu từ mồng 5 đến ngày 15 tháng 11 (âm lịch), (trong đó ngày mồng 5,
mồng 6 là trọng hội). Trong lễ hội diễn ra các hoạt động như: Tổ chức thi
“Lợn Ông”, nghi thức rước bộ Thánh được tổ chức long trọng, trang nghiêm. Đoàn
rước khởi hành từ đình Cả, rước đến miếu Bắc, sau đó tổ chức dâng hương tại
đây, dâng hương xong đoàn rước tiếp tục rước đến miếu Đông, rước đến Đình Nam,
sau đó rước trở lại đình.
Trong những ngày tổ chức
lễ hội, bên cạnh phần lễ linh thiêng, trang trọng. Phần hội thì sôi nổi, tổ
chức nhiều hình thức tham gia các trò chơi như: Cờ tướng; Chọi gà; Cầu thùm, bắt vịt; Pháo đất; Đánh vật; Kéo
co...
+
Mồng 2 tháng Giêng (ân lịch):
Ngoài lễ hội chính ngày
mồng 5, mồng 6 tháng 11 (âm lịch), thì hằng năm vào ngày mồng 2 Tết tại sân đình tổ chức phiên chợ -
đây là sự kiện đặc trưng của người Tân Hương.
Đã thành thông lệ, mồng 2
Tết người dân xã Tân Hương lại tập trung về đình Cả để họp chợ cầu may, mỗi năm
chợ chỉ họp một phiên. Người dân đến chợ ngoài việc mua bán còn vào đình làng
thắp hương để cầu may mắn, hạnh phúc trong một năm.
- Lễ hội ngày nay:
Những năm gần đây, việc
tổ chức lễ hội tại đình Cả do Ủy ban nhân dân xã đứng ra tổ chức. Thời gian tổ chức lễ hội trong 3 ngày: Từ ngày
mồng 5 đến mồng 7 tháng 11 (âm lịch).
II. Đình La Khê xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương
Đình La Khê được gọi theo tên
thôn La Khê trước đây. Năm 2019, thôn La Khê sáp nhập với thôn Đen thành thôn
La Tiến, nhưng tên gọi Đình La Khê vẫn được cộng đồng nhân dân và chính quyền
địa phương sử dụng từ trước đến nay.
Đình
La Khê nằm ở trung tâm thôn La Tiến, xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương. Đình được tọa lạc tại trung tâm thôn La
Tiến trên khu đất rộng, xung quanh là khu dân cư, có vị trí: Phía đông giáp
trường mầm non; Phía tây và phía nam giáp khu dân cư; Phía bắc giáp đường liên
thôn.
Từ thành phố Hải Dương(Trung tâm
hành chính tỉnh Hải Dương) theo Quốc lộ 37 hướng Hải Dương- Ninh Giang, khoảng
20 km, qua Cầu Ràm 3 km rẽ phải vào đường liên xã Tân Hương, Hưng Thái khoảng
800m rẽ trái vào đường liên thôn khoảng 300m là đến di tích. Toàn tuyến dài
khoảng 24 km.
Từ thành phố Hải Phòng qua thị
trấn Ninh Giang theo Quốc lộ 37 hướng Ninh Giang- Hải Dương, khoảng 23 km, rẽ
trái vào đường liên xã Tân Hương, Hưng Thái, đi khoảng 800m rẽ trái vào đường
liên thôn, đi khoảng 300 m là đến di tích, toàn tuyến đường dài khoảng 25 km.
Các tuyến giao thông trên đều
thuận tiện cho du khách khi sử dụng các phương tiện ô tô, xe máy, xe đạp đến
tham quan, chiêm bái di tích.
Sự kiện lịch sử: Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đình là nơi tổ chức
hội họp của dân quân, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng
tháng Tám diễn ra, đình là địa điểm tập trung của dân quân du kích họp bàn, tổ
chức đấu tranh bằng việc dùng chướng ngại vật như bao cát, cành cây, bàn ghế...
để ngăn chặn làm giảm bước tiến của địch đánh xuống.
Đến tháng 10
năm 1997, đình được tu tạo khang trang như ngày nay nhằm đáp ứng, phục vụ nhu
cầu tín ngưỡng của nhân dân, địa phương và các vùng lân cận.
Nhân vật được thờ:
Căn cứ vào bia ký, thần tích, hương ước, hệ thống câu
đối, đại tự còn lưu giữ và nhiều nguồn tư liệu khác: Đình La Khê tôn thờ vị
Thành hoàng hiệu là Đại Liệu Đỗ Đại Tướng Quân, tên húy là Hồ Đại Liệu, có công
giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Tô Định thời Đông Hán.
Sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng liên quan đến di tích
Trước Cách mạng
tháng 8/1945
Ngày giỗ tổ làng Hà Quý Công tự Bút Hoa Diễn ra trong 3
ngày, từ ngày 12 đến ngày 13 và 14 tháng 04 (âm lịch), Trong đó ngày 14 là ngày
trọng hội.
Lễ hội ngày nay:
Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, việc
thực hiện các nghĩ thức tế lễ tại di tích phần nhiều bị mai một. Năm 1998, nhân
dân địa phương tiến hành khối phục lại lễ hội, thời gian rút ngắn lại, đảm bảo
điều kiện và tinh hinh thực tế tại địa phương. Cứ cách 2 hoặc 3 năm lại tổ chức
lễ hội lớn là 2 ngày tử ngày mồng 13 và 14 tháng 11 (âm lịch), còn lại thông
thường là 1 ngày là 14 tháng 11 (âm lịch)./.