
Hiện nay thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát sinh và lây lan trên đàn gia súc, gia cầm. Để bảo vệ, phát triển sản xuất chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật; Ngành chuyên môn của huyện đã có hướng dẫn tiêm phòng cho từng đối tượng vật nuôi và loại vaccine tiêm phòng. Theo đó Tiêm phòng bắt buộc vacxin nhược độc Tụ dấu lợn - Dịch tả lợn cổ điển cho tất cả các loại lợn từ 3 tuần tuổi trở lên. Một phần vacxin Tai xanh, Lở mồm long móng cho đàn lợn nái, đực giống. Khuyến khích tiêm vacxin Lở mồm long móng Aftopor type O, vacxin tai xanh, sưng phù đầu, … ; Tiêm phòng vacxin Dịch tả lợn Châu Phi (nếu có). Tiêm phòng bắt buộc vacxin Tụ huyết trùng trâu bò. Khuyến khích tiêm vacxin LMLM cho đàn trâu, bò, bê, nghé từ 2 tuần tuổi trở và vacxin Viêm da nổi cục trâu, bò.Tiêm vacxin dại Rabisin cho đàn chó từ 12 tuần tuổi trở lên. Tiêm phòng bắt buộc vacxin Cúm gia cầm H5N1 Navet-Fluvac 2. Khuyến khích tiêm vacxin Newcastle, Tụ huyết trùng, Dịch tả vịt, Gum-bo-ro,...Thời gian tiêm phòng cho đàn lợn từ 12/3 đến 31/3; đàn trâu bò từ 31/3 đến 7/4; đàn chó từ 10/4 đến 15/4; đàn gia cầm từ 15/4 đến 30/4. Để công tác tiêm phòng đạt kết quả, các địa phương trước khi tiêm phòng phải tổ chức thống kê tổng đàn, nắm tình hình dịch bệnh. Trong quá trình tiêm cần tuân thủ nguyên tắc 3 đúng: đúng đối tượng, đúng liều lượng, đúng vị trí. Không tiêm cho những đàn vật nuôi có biểu hiện ốm, nghi ốm và quản lý theo dõi tình trạng sức khỏe đàn vật nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời…