Chùa Sùng Ân thuộc thôn
Đông Cao, xã Đông Xuyên
Chùa Sùng Ân thuộc thôn Đông Cao, xã Đông Xuyên, huyện Ninh
Giang (Hải Dương) được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia ngày 15/3/1974
về nghệ kiến trúc điêu khắc.
Đây cũng là ngôi chùa được xếp hạng di tích Quốc gia
sớm nhất của huyện. Trước đây chùa Sùng Ân đón các sư, sãi về dáng
hạ vào tháng ba hàng năm và là chốn Tổ của thiền phái trúc lâm
vùng đất xứ Đông Hải Dương.
Di tích ở thôn Đông Cao, xã Đông Xuyên, huyện
Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc
gia từ ngày 15/3/1974. Lịch sử – kiến trúc Chùa có từ thời Lý, được trùng tu
vào thời Trần. Quy mô chùa khá lớn, bố cục kiểu nội 工Công ngoại 国Quốc.
Mái lợp ngói mũ hài cổ kính. Chùa thờ Phật và thờ Huyền Quang đại sư thuộc phái
Trúc Lâm thời Trần. Di vật Chùa còn một cây thiên đài bằng đá cao 1.7 m dựng
năm Cảnh Trị 9 (1671), 6 sấu đá, 3 bia đá thế kỷ XVII, một hệ thống 30 tượng Phật
gỗ sơn thếp vàng, nghệ thuật điêu luyện, nhưng trong 10 năm qua, 9 trong số 30
pho tượng cổ đã bị kẻ gian lấy trộm. Nhà tiền đường có một quả chuông, đúc năm
Gia Long 11 (1812) thân cao 90 cm, đường kính 62.5 cm, toàn thân phủ kín bài
minh, rất đẹp. Đặc biệt là bệ đá hoa sen hình lục giác 2 tầng có chạm rồng mào
lửa, thân nhiều nếp gấp khúc.
Chùa Sùng Ân có diện tích gần 5000m2. Quy mô chùa gồm một chùa
chính được xây dựng kiểu chữ Đinh, động thờ Mẫu, nhà thờ Tổ. Lịch sử kiến trúc
Chùa có từ thời Lý, bố cục kiểu nội công, ngoại quốc. Mái lợp ngói mũ hài cổ
kính. Chùa thờ Phật và thờ Huyền Quang đại sư thuộc phái Trúc Lâm thời
Trần.
Di vật Chùa còn một cây thiên đài bằng đá cao 1.7 m dựng năm
Cảnh Trị 9 (1671), 6 sấu đá, 3 bia đá thế kỷ XVII, một hệ thống 30 tượng Phật
gỗ sơn thếp vàng, nghệ thuật điêu luyện.
Nhà tiền đường có một quả
chuông, đúc năm Gia Long 11 (1812) thân cao 90 cm, đường kính 62.5 cm, toàn
thân phủ kín bài minh, rất đẹp. Đặc biệt là bệ đá hoa sen hình lục giác 2 tầng
có chạm rồng mào lửa, thân nhiều nếp gấp khúc.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, chùa Sùng Ân là nơi sơ tán, nuôi dấu cán bộ Việt
minh. Hàng năm vào ngày 15/3 Âm lịch nhân dân mở hội. Trong những năm
qua, cán bộ nhân dân thôn đã quyên góp trên 1 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công
để xây dựng các hạng mục tường bao, nhà khách, giếng ngọc, và sân.
|
Nét thanh tịnh, cổ kính chùa Sùng Ân
|
|
Giếng ngọc được nhân dân khôi phục trong khuôn viên
chùa
|
|
Trong chùa còn lưu giữ 6 sấu đá, 3 bia đá thế kỷ
XVII
|
|
Hệ thống 30 tượng Phật gỗ sơn thếp vàng, nghệ thuật điêu
luyện và phủ đầy rêu phong
|
|
Hệ thống Nghê đá cổ áng ngữ trước cửa chính
vào chùa
|
|
Các mái nhà thờ Tổ có hình rồng bay
|