GIỚI THIỆU CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐƯỢC XẾP HẠNG
XÃ NGHĨA AN, HUYỆN
NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG
I. ĐÌNH TRỊNH XUYÊN, XÃ NGHĨA AN
Di tích lịch sử văn hóa
cấp Quốc gia đình Trịnh Xuyên (có tên Nôm: Đình Chiềng). Tên gọi của di tích ở
đây được đặt theo tên gọi của địa phương - Đình Trịnh Xuyên thuộc thôn Trịnh
Xuyên
Đình
Trịnh Xuyên được đặt ở khu đất cao đầu làng, nơi đây có sông nước uốn khúc như
rồng bay phương múa, theo tương truyền khu đất Đình Trịnh Xuyên gồm 1 quần thể:
Phía bắc có con đường Con Quy, phía đông bắc có đường cổ ngựa, phía Tây có đường
mâm xôi với thế đất như vậy nên nhân dân thuận hòa, làm ăn thịnh vượng
Trước
đây thôn Trịnh Xuyên là xã, xã Trịnh Xuyên thuộc tổng Đỗ Xá, huyện Vĩnh Lại, phủ
Hạ Hồng, tỉnh Hải Dương
Trước
năm 1930 phủ Hạ Hồng đổi thành phủ Ninh Giang thì xã Trịnh Xuyên, tổng Đỗ Xá,
huyện Vĩnh Lại thuộc tổng phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Cách
mạng tháng tám năm 1945 thành công, xã Trịnh Xuyên đổi là thôn theo tổ chức
hành chính mới thì thôn Trịnh Xuyên thuộc xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương.
(Phủ Ninh Giang tách ra
làm 2 huyện; huyện Ninh Giang thuộc tỉnh Hải Dương; huyện Vĩnh Bảo thuộc Hải
Phòng)
Hiện
nay thôn Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Phía
Đông xã Nghĩa An giáp xã Quang Khải, Minh Đức (Tứ kỳ); Phía Tây giáp xã Ứng Hòe
Vạn Phúc; Phía Nam giáp xã Tân Hương; Phía Bắc giáp xã Ứng Hòe.
Xã
Nghĩa An hiện tại có 8000 nhân khẩu, riêng thôn Trịnh Xuyên có 3000 nhân khẩu,
là xã chuyên canh cây lúa, nên đời sống còn thấp so với nhiều nơi khác.
Theo
thần tích, đình Trịnh Xuyên thờ ông Vũ Đức Phong là người có công đánh giặc
Chiêm Thành nên đã được nhà Trần phong là “Đạo Quang Minh Sĩ”
Cũng
theo thần tích thì ông Vũ Danh Thành là con một nhà nho, quê ở làng Mộ Trạch,
Phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, không may gia đình bị hoạn nạn, mỗi người phải
xiêu bạt một nơi.
Ông
Vũ Danh Thành lúc đó mới 16 tuổi, biết nghề thuốc nam gia truyền. Ông đã đi nhiều
nơi, sau khi đến Trịnh Xuyên trước mảnh đất trù phú và hữu tình ông đã xin bản
xã cho ở lại, mở lớp dạy học và cắt thuốc chữa bệnh cứu dân, từ những việc làm
đức độ ấy Vũ Danh Thành đã gây được cảm tình sâu sắc với nhân dân được nhân dân
hết lòng quý mến và cũng chính tại Trịnh Xuyên Vũ Danh Thành đã kết hôn cùng
Nguyên Thị Thương một người con gái 18 tuổi đẹp người, đẹp nết, con gái phú ông
- một người giàu có ở Đan Phượng. Qua năm tháng và sau một giấc mơ đẹp đẽ, ngày
10 tháng 2 năm Bính Ngọ Nguyễn Thị Phượng đã sinh hạ được một người con trai
khôi ngô tuấn tú tên là Vũ Đức Phong. Theo thần tích, Vũ Đức Phong là người
thông kinh sử, võ nghệ khác thường. Năm 15 tuổi, Vũ Đức Phong đã phải chịu cảnh
mồ côi mẹ. Năm 18 tuổi trước khoa thi của triều Trần, Vũ Đức Phong đã ứng thí
và đã thành đạt một cách vẻ vang, ông được phong võ hầu kiêm thám hoa, trước
khi nhận trọng trách của triều chính, ông đã trở về quê nội, quê ngoại khao tiệc
vui mừng cùng bản xã.
Theo
thần tích thì sau khi ông Vũ Đức Phong đảm nhận trọng trách 15 năm, thì Chiêm
Thành đưa quân sang quấy nhiễu đất nước ta, trước tình hình quốc thể bị đe dọa,
Vũ Đức Phong đã viết tấu, xin triều đình cho được đem quân để ứng chiến với giặc,
triều đình phê chuẩn, Vũ Đức Phong đã lãnh đạo binh sĩ kiên cường và ông đã có nhiều trận phản công
tiêu diệt quân Chiêm Thành giành thắng lợi vang dội và theo thần tích trong trận
chiến đấu ở trên sông Hồng thuộc Khu
Đông Kết, Phủ Khoái Châu, ông đã chiến đấu một cách anh dũng trước vòng vây của
kẻ thù và chính tại đây, Vũ Đức Phong đã giữ trọn chữ trung với đất nước. Tinh
thần vì nước vì dân của ông đã được triều Trần phong sắc chỉ và Trịnh Xuyên nơi
sinh ra ông được xây dựng Đền, Miếu để tôn thờ và ghi nhớ những người đã có
công bảo vệ đất nước và từ đó các triều đại về sau cũng đều phong sắc về đình
Trịnh Xuyên công nhận công lao giữ nước của Vũ Đức Phong, song song với sự kiện
đã ghi nhận ở thần tích tại ngôi đình năm 1945 đội tự vệ của xã thường ra đây
luyện tập để chuẩn bị cho việc giành chính quyền cách mạng tháng tám - 1945.
Đến
1948 đại hội Đảng bộ xã Nghĩa An được tổ chức tại đình để bàn chủ trương kháng
chiến. Ngày 23 - 24/12/1949 đình Trịnh Xuyên được chọn làm địa điểm tập kết của
đại đội 29 Bộ đội tỉnh Hải Dương đánh trận Cầu Ràm chặn mũi tiến công của quân
Pháp lên 7 xã phía bắc của huyện.
Đêm
27 tháng 12 năm 1952 dân quân du kích địa phương dẫn đường cho đại đội 73 của tỉnh
về tập kích tiêu diệt bọn bảo an đoàn và tề dõng đóng bốt tại đình.
Theo
tương truyền, đình Trịnh Xuyên được xây dựng từ sớm, song thời gian thì ở đây
hiện nay chỉ còn lại dấu vết của thời Lê và thời Nguyễn, cũng theo truyền ngôn
thì đình này do một ông thầy địa lý người Trung Quốc cắm đất.
Phía
sau và phía trước đình là chợ Chiềng, theo nhân dân trong mấy chục năm về trước
nơi đây khá sầm uất nên đình được kiến tạo lớn, toàn khu di tích được xây dựng
theo hình chữ Đinh (J), phía trước đình là đường làng có tường bao ngăn cách với
di tích phần trung tâm mặt trước là cổng đình, được xây cao có dáng đẹp, phía
ngoài có cầu áo lớn để bà con rửa chân tay trước khi vào đình
Phần
trung tâm sân đình được xây dựng một tòa nhà thông thoáng không có tường bao
xung quanh với chiều dài là 14 m, rộng 8 m tòa này được gọi là bái đường. Trên
toàn bộ bờ nóc, bờ mái được tạo dáng hình hoa chanh rất độc đáo, sinh động, cầu
kỳ, các đao guột được gia cố hình đầu rồng với mái tóc sóng nước mắt nhìn về mái ngói hình vẩy cá đều đều êm ả. Để tòa nhà
thêm vững chắc người ta xây dựng ở 4 góc toà bái đường, 4 cột gạch kép, mỗi cột
đều có câu đôi chữ nổi ca ngợi ngôi đình, ca ngợi Thần Hoàng Vũ Đức Phong.
Tòa
tiền tế do thợ Cúc Bồ (Kiến Quốc) cùng huyện xây dựng vào thời Nguyễn. Bái đường
được phân làm ba gia với 16 cột gỗ lim không lớn nhưng khá đều đặn. Tòa nhà được
kiến trúc theo kiểu chồng giường đấu xen trên các vì, bẩy… đều được trạm trổ rồng,
phượng, hoa, lá… đường nét trạm khắc khỏe mạnh rứt khoát chính vậy đã làm cho
công trình có sức hấp dẫn trên chồng nóc ghi: Duy tân Mậu Thân niên bát nguyệt
cốc nhật tiến trụ thượng lương dân thời đại cát (1008)
-
Thượng hương bên tả ghi: “Bái điêu thủy kinh thành Mỹ luận, mỹ anh.”
-
Thượng hương bên hữu ghi: “Xuân đài đăng cộng lạc tư thứ tư dân.”
-
Như vậy có thể nói công trình mới cách ta không lâu nhưng hình thức, kiên trúc
nghệ thuật vẫn giữ được sắc thái của dân tộc và thể hiện trình độ nghệ thuật
cao.
Từ
bái đường lui vào 4 mét là phần tiền tế; tòa này có chiều dài 20 mét, rộng 11
mét chia thành 5 gian cũng như bái đường phần bờ nóc, bờ mái đều được tạo hình
hoa chanh nên rất ăn nhập với mái ngói hình vẩy cá và những đao mái được mô phỏng
theo hình đầu rồng, phần trước nhà tiền tế hai gian phía trước được gia cố cửa
bức bàn kiên cố. Hai gian bên là chân song lim hình vuông nên trong đình sáng sủa.
Theo nhân dân kể thì ngôi đình này do tốp thợ nhà nghề ở Cúc Bồ (Ninh Giang) cũ
làm. Hai vì giữa được gia cố kỹ hơn 4 bức tàu dui được điêu khắc hình đầu rồng
hai tàu phía trong tóc rồng hơi cong theo hình sóng nước. Hai rồng phía ngoài
tóc rồng được thể hiện theo hình đao lửa. Hai bức cốn phía ngoài (gian giữa)
điêu khắc hình long quần. Tất cả tóc rồng ở các bức cốn đều có hình đao lửa.
Trên xà ngang gian trung tâm tiền tế treo một bức trạm (lưỡng long trầu nguyệt)
sơn vàng rực rỡ. Phía dưới là cửa võng được tạo theo hình ô vuông và chữ nhật.
4
ô trên có các đại tự “Trần triều nguyên soái”; Hai gian bên trên xà ngang mỗi
gian treo một cuốn thư. Trên cuốn thư bên phải có đại tự “văn quốc chuyển”. Cuốn
thư bên trái “vũ bằng kinh”. Dưới hai cuốn thư treo cửa võng hình cuốn trạm hóa
lá và chim phượng rất lộng lẫy.
Tiếp
nối với trung tâm tiền tế là 3 gian trung từ, phần này nhìn trung kiến trúc đơn
giản hơn. Một số chi tiết như đầu dư, đều có trạm hoa văn hóa lá cách điệu phía
dưới được bài trí ban thơ và 2 cỗ kiệu và bát cống làm tăng thêm vẻ uy linh.
Qua trung từ là một gian hậu cung, gian này được xây dựng rộng nên đã tạo cho
ba tòa tiền tế, trung từ và hậu cung mang dáng hình của chữ Công. Cũng như
trung từ, kiến trúc của hậu cung rất đơn giản hầu như ở đây không có chi tiết
nào được điêu khắc. Phần trung tâm đặt một bệ thờ cao, trên bệ thờ để một cỗ
khám cao 1,8 mét. Bốn chân cột, cột khám trạm hoa giây sơn son thiếp vàng. Trên
ngai trong khám là tượng của Vũ Đức Phong – người được tôn thờ ở di tích. Tượng
cao 0,9 mét với thân hình cân đối, hài hòa. Đứng ở gian ngoài tiếp giáp với
trung khám là tượng hai lính gác cáo 1,4 mét, tay cầm gươm đao, trong khuôn mặt
nghiêm trang của người lính bảo vệ thần hoàng Vũ Đức Phong. Cùng với công trình
chính đứng đối xứng hai bên bái đường mỗi bên đều có ba gian kiến trúc đơn giản
nhưng đã cho di tích được kép kín trong một khuôn viên… để làm trường học cho
con em làng xã có công trình này được xây dựng vào năm 1928 một bên là nhà hội
đồng để báo đại diện dòng họ và họp hành.
Ngoài
ra ở phía ngoài giáp với tiền tế còn ba gian cũng kiến trúc đơn giản như nhà hội
đồng và trường. Nhà này dùng cho khách chuẩn bị trước khi vào đình lễ.
Trước
đây xung quanh di tích còn nhiều cây cổ thụ nên có thể nói đình Trịnh Xuyên trước
đây là di tích lớn và sầm uất. Ngôi đình đã được nhiều người gần xa biết đến.
Hiện nay tuy một số đã mất mát, hư hại nhưng đình Trịnh Xuyên vẫn là một di
tích lớn và đồng bộ có giá trị về kiến trúc nghệ thuật
Đình
Trịnh Xuyên xã nghĩa An, Ninh Thanh là một di tích có giá trị trên các mặt lịch
sử và kiến trúc nghệ thuật. Trong cuốn thần tích của đình đã phản ảnh cho chúng
ta về nhân vật được thờ Vũ Đức Phong người có công trong cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Chiêm Thành thời nhà Trần và cũng tại đây trong kháng chiến chống
thực dân Pháp bọn giặc đã lợi dụng đình để gây tội ác trong nhân dân và chấn áp
các cán bộ, bộ đội ta. Song thực tiễn thì phong trào kháng chiến của địa phương
vẫn sống và phát triển. Cuối cùng quân dân ta đã bắt kẻ thù phải đầu hàng. Di
tích vẫn được vẹn toàn.
Gía
trị lớn hơn trong đình Trịnh Xuyên cho chúng ta nghiên cứu là ngôi đình lớn và
hoàn tất như đại bái, tiền tế, trung từ và hậu cung cùng các công trình bổ trợ
như nhà chờ, giải vũ… đặc biệt là phần trung tâm ngôi đình được kiến tạo từ thời
Lê và thời Nguyễn. Ở đây có nhiều bức trạm xen đan của hai khuôn viên khá đẹp.
Di tích còn lại sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc nghiên cứu kiến trúc cổ
Việt Nam và ngôi đình của Việt Nam trong lịch sử.
II. ĐÌNH DO NGHĨA, XÃ NGHĨA AN
Di tích lịch sử văn
hóa cấp tỉnh, Đình Do Nghĩa, xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Di
tích còn có tên gọi khác là Đình Ràm. Đình Do Nghĩa được gọi theo tên thôn Do Nghĩa. Thôn Do Nghĩa còn
có tên nôm là làng Ràm, do vậy đình Do Nghĩa còn gọi là đình Ràm.
Đình Do Nghĩa tọa
lạc tại vị trí trung tâm thôn Do Nghĩa, xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương.
Vào thời hậu Lê,
Do Nghĩa là một xã thuộc tổng Đỗ Xá, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải
Dương. Sang thời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX), Do Nghĩa là một xã thuộc tổng Đỗ Xá,
huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang, trấn Hải Duong. Tổng Đỗ Xá gồm 09 xã: Do Nghĩa,
Đỗ Xá, Trịnh Xuyên, Đồng Lại, Đa Nghi, Đồng Vạn, Đoan Xuyên, Đồng Hy và Cỗ Lôi.
Năm Minh Mạng 12
(1831), đổi trấn thành tỉnh, xã Do Nghĩa thuộc tổng Đỗ Xá, huyện Vĩnh Lại, phủ
Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Đầu thế kỷ XX, xã Do Nghĩa thuộc tổng Đỗ Xá, huyện
Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Cách mạng tháng 8
năm 1945 thành công, thực hiện chủ trương mới của Chính phủ, đơn vị hành chính
cấp tổng được bãi bỏ, xã Do Nghĩa chuyển thành thôn và sáp nhập với một số thôn
khác thành lập xã mới, lấy tên là Nghĩa An.
Tháng 01 nǎm
1968, thực hiện Nghị quyết số 504-NQ/TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Hải Dương hợp nhất với tỉnh Hưng Yên
thành tỉnh Hải Hưng. Tỉnh Hải Hưng lúc này có 20 huyện và 02 thị xã, trung tâm
Hành chính đặt tại thị xã Hải Dương. Xã Nghĩa An thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh
Hải Hưng.
Năm 1979, thực
hiện Quyết định số 70/CP, ngày 24 tháng 02 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ về
việc “Hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Hải Hưng",
huyện Ninh Giang hợp nhất với huyện Thanh Miện thành huyện Ninh Thanh. Theo đó,
xã Nghĩa An thuộc huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Hưng. Sau ngày tái lập tỉnh, huyện vào năm 1997, xã Nghĩa An thuộc huyện
Ninh Giang, tinh Hải Dương.
Hiện nay, xã
Nghĩa An gồm 05 thôn: Do Nghĩa (tên nôm là Ràm), An Cư (tên nôm là Gở), Đa Nghi
(tên nôm là Ngay), Phù Lịch (tên nôm là Lách) và Trịnh Xuyên (tên nôm là
Chiềng), diện tích 756 ha, dân số 10.749 người với 3.269 hộ. Riêng thôn Do
Nghĩa có 2.067 người, 668 hộ (tính đến ngày 31 tháng 12 nǎm 2018). Người dân
thuần hậu, chất phác, lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề sống chính. Hiện nay,
do kinh tế hàng hóa phát triển ở địa phương có một số hộ làm nghề kinh doanh,
buôn bán. Trải qua quá trình lịch sử, hiện nay xã Nghĩa An còn bảo lưu được
nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: Đình Trịnh Xuyên,
chùa Trịnh Xuyên,
đình - chùa Đa Nghi, đình - chùa Phù Lịch; đình - chùa An Cư và đình - chùa Do
Nghĩa. Trong đó, đình Trịnh Xuyên là một di tích lớn, thu hút đông đảo nhân dân
trong thôn, ngoài xã tham gia sinh hoạt tín ngưỡng.
Về thăm đình Do
Nghĩa, du khách có thể đi theo hai tuyến đường:
- Tuyến thứ
nhất: Từ thành phố Hải Dương (trung tâm Hành chính tỉnh Hải Dương) đến ngã
ba Hải Tân, theo đường 391 (hướng đi Tứ Kỳ - Quý Cao) đến ngã ba thị trấn Tứ Kỳ
khoảng 17 km, rẽ phải theo đường tỉnh lộ 392 khoảng 6 km đến vòng xuyến, xã
Nghĩa An, rẽ trái theo quốc lộ 37 khoảng 700m, rẽ trái qua cổng làng Do Nghĩa
khoảng 500m là đến di tích. Di tích nằm bên trái đường. Toàn tuyến dài khoång
23 km.
- Tuyến thứ
hai: Từ thành phố Hải Dương (trung tâm Hành chính tỉnh Hai Dương) đến ngã
ba Hải Tân, theo quốc lộ 37 qua thị trấn Gia Lộc, cầu Bía đến vòng xuyến xã
Nghĩa An, đi tiếp khoảng 700m, rẽ trái qua cổng làng Do Nghĩa khoảng 500m là
đến di tích. Di tích nằm bên trái đường. Toàn tuyến dài khoảng 21km.
Các tuyến giao thông
trên đều thuận tiện cho du khách khi sử dụng các loại phương tiện như ô tô, xe
máy, xe đạp đến tham quan, chiêm bái di tích.
Sự kiện, nhân vật lịch sử, đặc điểm của di tích
Trong những năm
đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1948), di tích là nơi tổ
chức các lớp bình dân học vụ hưởng ứng phong trào "Diệt giặc đói, diệt
giặc dốt và giặc ngoại xâm" do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động đồng
thời cũng là địa điểm hoạt động cách mạng của dân quân, du kích địa phương và
bộ đội huyện Ninh Giang. Năm 1949, thực dân Pháp chiếm đóng làng để xây đồn
bốt, nhân dân địa phương đã đốt cháy toàn bộ ngôi đình để không cho quân giặc
làm cơ sở đồn trú.
Cuối năm 1951,
đầu năm 1952, thực dân Pháp điên cuồng đem quân càn quét thôn Do Nghĩa và một
số thôn khác của xã Nghĩa An. Chúng bắt nhiều thanh niên, đốt phá nhà cửa, phá
hoại mùa màng, giết hại trâu bò. Lực lượng du kích thôn Do Nghĩa phối hợp với
du kích xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ chống càn tại khu vực Tứ Kỳ. Trong lúc tham
gia chiến đấu, đồng chí Cầu - du kích thôn Do Nghĩa tuy bị thương nhưng vẫn bảo
vệ đồng chí Toại là phái viên Huyện ủy Ninh Giang. Đi đôi với khủng bố tàn sát,
quân giặc còn cắm thêm nhiều hương đồn, tháp canh tai khu vực đầu sông An Cư,
chùa Đa Nghi và chùa Ràm. Từ năm 1958 - 1971, khuôn viên di tích được trưng
dụng làm nhà kho của Hợp tác xã và nhà mẫu giáo của thôn. Hiện nay, đình Do Nghĩa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân
địa phương.
Nhân vật được thờ:
Căn cứ vào kết
quả khảo sát, điền dã; căn cứ vào hệ thống câu đối, đại tự tại di tích và
truyền ngôn trong nhân dân cho biết: Đình Do Nghĩa thờ bốn vị Thành hoàng hiệu
là Minh Lễ Đại vương; Thiện Chính Linh ứng Cư sĩ Đại vương (húy là Thiện Sĩ);
Lữ Gia hiển ứng Đại vương và Nguyệt Quang công chúa.
Về thân thế, sự
nghiệp của bốn vị Thành hoàng tại di tích hiện không còn lưu giữ được thần
tích, bia ký ghi chép lai. Theo Thần tích - Thần sắc làng Do Nghĩa, tổng
Đỗ Xá, huyên Ninh Giang, tỉnh Hải Dương năm 1938 hiện lưu giữ tại Viện Thông
tin khoa học xã hội Hà Nội, số ký hiệu TT-TS/FQ4°18/IX, 25: Vị hiệu Minh
Lễ Đại vương là thiên thần, có công giúp Thiên Chính Linh ứng Cư sĩ Đại vương
đánh giặc; Vị hiệu Thiên Chính Linh ứng Cư sĩ Đại vương (húy Thiên Sĩ) là nhân
thần, có công dạy dân học tập và đánh giặc giúp nước; Vị hiệu Lữ Gia hiển ứng
Đại vương là nhân thần, có công giúp vua Triệu Hoài Vương
đánh giặc; Vị hiệu Nguyệt Quang công chúa là thiên thần, có công “âm phù” Hai Bà Trưng đánh giặc Tô Định.
Hành trạng của
bốn vị Thành hoàng, chúng tôi căn cứ vào thần tích do Hàn lâm viện Đông các Đại
học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn vào mùa Xuân, niên hiệu Hồng Phúc nguyên niên
(1572), Nội các Bộ Lại tuân theo bản chính phụng sao vào mùa Xuân Hoàng triều
Vĩnh Hựu 7 (1741) sao đính kèm trong Thần tích - Thần sắc. Nội dung thần
tích gồm ba phần: Phần thứ nhất ghi chép về thân thế, sự nghiệp của vị hiệu
Minh Lễ đại vương và Thiện Chính linh ứng Cư sĩ Đại vương (húy Thiện Sĩ); phần
thứ hai về vị hiệu Lữ Gia hiển ứng đại vương; phần thứ ba về vị hiệu Nguyệt
Quang công chúa.
* Vị hiệu Minh Lễ Đại vương và Thiện Chính Linh ứng Cư sī Đại vương
(húy là Thiện Sĩ):
Triều Hán Thuận
Ðế,
tại huyện Quảng Tín, quận Thương Ngô, có người họ Đặng, tên húy là Ngạn, thông
thạo nghề y, vợ là Đào Thị Nhan. Gia đình vốn dòng dõi trâm anh, cửa nhà giàu
có. Hai vợ chồng tuổi đã cao mà chưa có con trai. Một hôm, ông bà lấy tiền của
cứu giúp người nghèo, đến những nơi danh lam thắng cảnh, đền thiêng cầu đảo xin
giáng phúc. Một thời gian sau, Đào thị có mang, đến ngày mồng 6 tháng Giêng năm
Nhâm Thìn, sinh được một người con trai khôi ngô tuấn tú, thiên tư khác hẳn
người thường. Hai vợ chồng rất mực cưng chiều, năm con ba tuổi đặt tên là Thiện
Sĩ và năm 7 tuổi cho đi học. Năm 16 tuổi, Thiện Sĩ cao lớn, học lực tinh thông,
văn võ song toàn, tinh thông cái thê, tài năng võ nghệ có thể đọ với vạn người.
Năm Thiện Sĩ 18 tuổi, chẳng may cha mẹ đều qua đời. Thiện Sĩ hành lễ an táng,
phụng thờ hương hỏa. Ba năm sau, Thiện Sĩ học ở kinh vua Hán, biết tin nhà vua
mở trường thi kén chọn người tài liền đến ứng tuyển và được phong làm "Thích
Sử" Giao Châu. Thiện Sĩ nhận tước, tâu với vua rằng: "Trong thiên hạ, nhân dân lực học còn thấp kém, thần
(kẻ bè tôi) xin Bê ha cho lãnh mệnh đi đến các nơi để dạy cho dân văn học".
Nhà vua cử Thiện Sĩ làm "Mậu Tài" xuống các huyện ấp để xem
xét phong tục tập quán, dạy cho dân hiểu những thuần phong mỹ tục. Thiện Sĩ cử
binh, đi được 5 ngày đến đầu khu Ràm, trang Do Nghĩa, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ
Hồng, dạo Hải Dương (xưa gọi là Hồng Châu, tục gọi là Doanh Dậu)
thì trời tối bèn trú binh tại miếu. Sáng hôm sau, Thiện Sĩ quan sát thấy trang
khu địa thế sơn thủy bao quanh, long chầu hồ phục, sông nước quanh co hữu tình,
liền truyền cho binh sĩ thiết lập học đường để dạy dân văn học. Bấy giờ, phụ
lão và nhân dân khu Ràm đều hoảng sợ, hành lễ xin làm gia thần tôi con. Một năm
sau, Thiện Sĩ giáo hóa nơi đây thành làng lễ nghĩa. Một hôm, Thiện Sĩ cho mổ
lợn, trâu, bò làm lễ tế trời đất và mộng thấy một ông lão áo mũ chỉnh tề, thân
hình cao lớn đi từ miếu ra, nói: "Ta là con cháu nhà Hùng từ Thiên đình
xuống làm Thành hoàng nơi này, trấn tại miếu của trang khu, pháp hiệu là
"Minh Lễ Linh ứng Đại vương", thấy tướng quân thiết lập học đường,
dạy dân vǎn học, cầu đảo bách thần nên ra xem. Nay, nước nhà có loạn, tướng
quân có chiếu thư dẫn quân đi dẹp, ta nguyện kết làm huynh đệ cùng đánh giặc
lập công, ngày sau phụng thờ phối hưởng". Ông lão nói xong liền biến
mất (tức ngày 15 tháng 8). Thiện Sĩ tỉnh dậy biết là Thần mộng báo trợ giúp.
Sáng hôm sau, phụ lão gia thần trong khu đến tâu rằng: "Từ khi công
đến lập doanh đồn ở đây, lấy đức quy phục lòng người, nhân dân đều sống yên
vui, xin ngày nay làm học đường, ngày sau làm nơi phụng thờ tế lễ".
Thiện Sĩ bằng lòng, nói rằng: "Khu các ngươi có hậu, trọng tình nghĩa
với ta, ta để lại mệnh ngàn vạn năm sau trang khu các ngươi phụng thờ, có Thần
trước ứng hiện thì tế lễ cùng phối hưởng". Lúc sau, một sứ giả mang
thư triệu vời Thiện Sĩ hồi đô cùng chư tướng bàn kế đánh giặc. Vua phong Thiện
Sĩ làm "Độ Đình Hầu”, rồi bỗng nhiên nhà vua không bệnh mà mất. Bấy
giờ, trong nước nhiều nhiễu loạn, người trong châu là Hử Man dấy binh tạo phản.
Thiện Sĩ dẫn binh trở về bảo toàn một châu, chiêu dụ hiền tài, lấy được hương binh
hơn 20 người, lập tức dẫn quân tiến thẳng đến đồn Ô Hử Man đóng, cự chiến một
trận, giết được Ô Hử Man, thu khí giới binh lương nhiều vô kể. Từ đó, thiên hạ
đều tin tưởng và quy phục. Thiện Sĩ xưng là Sĩ Vương, đóng đô ở thành Doanh Lâu
(Luy Lâu), thuộc huyện Siêu Loại, đạo Kinh Bắc,
mở yến tiệc khao thưởng chúc mùng, phóng thêm cấp bậc cho các tướng sĩ. Lúc
này, đương tiết tháng 11 giữa mùa Đông, bỗng nhiên trời đất nổi cơn dông mưa to
gió lớn, một dải mây vàng như hình lụa đỏ từ trên trời bay thẳng xuống, Vương
đang ngồi trong cung bay theo mây đi mất (tức ngày 12 tháng 11). Trong khoảnh
khắc, mây khí đều tan, trời quang mưa tạnh, binh sĩ cùng nhân dân gia thần kinh
ngạc, lập miếu phụng thờ.
Đến thời tiền Lê,
vua Lê Đại Hành những năm niên hiệu Thiên Phúc (980-988), khảo cứu bách thần
thấy linh thiêng hiển ứng, bèn phong hai vị nguyên tự Thần hiệu, lại tặng phong
mỹ tự phụng thờ.
Nhất phong "Đương
cảnh. Thành hoàng Thiện Chính Cư sĩ Linh ứng Đại vương" - (Bậc Đại
vương Thiện Chính Cư sĩ linh thiêng hiển ứng là Thành hoàng nơi này). Tặng
phong: "Tế thế, hộ quốc, khang dân, phù vận, dương võ, dực thánh, bảo
an, hùng kiệt Đại vương Thượng đẳng Thần" - (Vị Thần bậc Thượng đẳng
là bậc Đại vương anh hùng hào kiệt, che chở cho thế gian, bảo vệ nước, giúp dân
khỏe mạnh, phù vận nước, dương cao uy võ, giúp đỡ như Thánh, bảo vệ dân yên).
Nhất phong "Bản
cảnh Thành hoàng Minh Lễ duệ trí, linh ứng Đại vương" - (Bậc Đại vương
là Minh Lễ thông minh tài trí, linh thiêng hiển ứng là Thành hoàng nơi này).
Tặng phong: "Linh quang, hộ quốc, bảo cảnh, hiển hựu Đại vương Thượng
đẳng Thần" - (Vị Thần bậc Thượng đẳng là bậc Đại vương linh thiêng, vẻ
vang, giúp nước, bảo vệ nơi này, hiện rõ sự giúp đỡ). Đến thời Trần
Nhân Tông (1279 - 1293),
giặc Nguyên Mông sang xâm chiếm, kinh thành bị vây hãm. Trần Quốc Tuấn phụng
mệnh cầu đảo, lễ các đền thiêng, nhị vị Đại vương cũng hiển ứng “âm phù”
giết được tướng Ô Mã Nhi. Vua Trần Nhân Tông liền phong thêm mỹ tự: "Linh
ứng, anh triết, hiển hựu, trợ thuận Đại vương Thượng đẳng Thần" - (Vị
Thần bậc Thượng đẳng là bậc Đại vương linh thiêng hiển ứng, thông minh, tài
giỏi, hiện rõ sự giúp đỡ, trợ giúp thuận lợi).
Đến thời Lê Thái
Tổ (1428 - 1433),
phong thêm cho hai vị mỹ tự: "Phổ tế, cương nghị, anh linh, hùng tuấn
Đại vương" - (Bậc Đại vương che chở rộng khắp, cứng rắn nghị lực, tốt
đẹp linh thiêng, anh hùng tài giỏi).
* Vị hiệu Lữ Gia hiển ứng Đại vương:
Triều Triệu Minh
Vương,
ở trang Đăng Khối, huyện Thiên Bản, phú Nghĩa Hưng, đạo Nam Định (xưa gọi là
Sơn Nam Hạ),
có người họ Lữ tên húy là Giá, vợ người bản trang là Lê Thị Hoàn, lấy nho y làm
nghiệp, một lòng làm việc thiện, một điều ác dù nhỏ cũng không làm. Tuy nhiên,
đến năm Giá công ngoài 60 tuổi, Lê thị ngoài 50 tuổi mà chưa có con trai nên
trong lòng rất muộn phiền. Một hôm, Giá công xem xét địa lý, tìm được một nơi
đất tốt, hình thế một cục hội thủy giao lưu, kiếm mã ứng triều, long chầu hổ
phục, ngày sau tất sinh khanh tướng bèn đưa phần mộ của cha táng vào đó. Thời
gian sau, bà Lê thị có mang, đến ngày mồng 8 tháng Giêng năm Giáp Dần sinh được
một cậu con trai thiên tư cao lớn, tướng mạo khôi ngô, đặt tên là Lữ Gia. Năm
Lữ Gia 17 tuổi, học đã thành tài, văn võ song toàn. Năm 18 tuổi, bố mẹ đột ngột
qua đời, Lữ Gia hành lễ an táng, phụng thờ hương hỏa ba năm. Bấy giờ, Triệu
Minh Vương nghe tin Lữ Gia văn võ toàn tài, triệu vào triều tuyển tài thao
lược. Vua thấy Lữ Gia phẩm chất đức độ, tài năng quán thế liền phong làm "Thừa
tướng". Minh Vương ở ngôi được 12 năm thì băng hà. Thừa tướng Lữ Gia
cùng quần thần đón lập Ai Vương,
con thứ của Minh Vương còn nhỏ tuổi lên nối ngôi. Mẹ của Ai Vương là Thái hậu
Cù Thị buông rèm nhiếp chính, tư thông với An Quốc Thiếu Quý là sứ giả nhà Hán.
Lữ Gia mấy lần can ngăn nhưng không được, trong nước mọi người đều biết. Hôm đó, Thái hậu đặt tiệc rượu rồi vời Thừa tướng Lữ Gia đến yến ẩm, ỷ
quyền sứ giả nhà Hán mưu giết Lữ Gia. Lữ Gia biết được đem quân giết Cù Thị, Ai
Vương và Thiếu Quý, rồi lập Vệ Dương Vương,
con trưởng của Minh Vương lên ngôi.
Nghe tin, vua Vũ
Đế nhà Hán vô cùng phẫn nộ, lệnh chia quân làm năm đạo xâm chiếm Nam Việt.
Tướng Dương Bộc phóng hỏa đốt thành. Lúc này, trong thành đều hàng phục, vua
(Dương Vương) cùng Thừa tướng dẫn binh đại chiến một trận với tướng nhà Hán
nhưng thất bại liền chạy về bờ biển, gặp quân Hán truy đuổi nên bị chém đầu.
Thừa tướng Lữ Gia ôm đầu cưỡi ngựa về cố quán,
khi đến khu Ràm, trang Do Nghĩa, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, đạo Hải Dương
(xưa gọi là Hồng Châu, tục gọi là Doanh Dậu),
thấy một ngôi nhà nhỏ ven đường và một lão bà bán nước. Lữ Gia liền xuống ngựa
hỏi: "Thiên hạ người nào không có đầu mà sống được ?”. Lão bà trả
lời: "Xưa nay chưa thấy người nào như vậy”. Lúc này, cố lão nhân
dân đều sợ hãi hành lễ bái. Lữ Gia nói rằng: "Thừa tướng Lữ Gia ta phù
giúp nhà Triệu nhiều đời, là bề tôi có công, nay gặp Hán binh nổi lên mạnh mẽ,
nhà Triệu đã mất, nên ta có đánh cũng không thắng được. Sống làm tướng danh
tiếng, chết làm Thần linh thiêng. Khu này có hậu với ta thì lập miếu phụng thờ,
ngày sau sẽ hưởng phúc thanh bình". Lữ Gia nói xong, lên ngựa trở về
đến cố quán rồi mất (hóa) (tức ngày mồng 10 tháng 10).
Đến thời tiền Lê,
vua Lê Đại Hành niên hiệu Thiên Phúc (980 - 988), khảo cứu bách thần thấy Thừa
tướng có công lao to lớn với nhà Triệu, linh thiêng hiển ứng, bèn sắc phong
nguyên tự Thần hiệu.
Nhất phong:
"Đương cảnh Thành hoàng Lữ Gia hiển ứng Đại vương" - (Bậc Đại
vương Lữ Gia là Thành hoàng nơi này linh thiêng hiển ứng).
Tặng phong:
"Phù ký, uy dũng, hùng kiệt, phương cương, hàm dục, thiện hóa, chân
diệu, anh linh Đại vương Thượng đẳng Thần" - (Vị Thần bậc Thượng đẳng là bậc Đại vương tài giỏi, oai phong dũng mãnh, anh hùng hào
kiệt, ngay thằng cứng rắn, khoan dung nhẫn nại, giáo hóa tốt lành, chân thành
sáng tỏ, tôt đẹp linh thiêng).
Đến thời Trần
Nhân Tông (1279 - 1293),
giặc Nguyên Mông sang xâm chiếm, kinh thành bị vây hãm. Trần Quang Khải phụng
mệnh cầu đảo bách thần các đền thiêng, nhất vị Đại vương cũng hiển hiện “âm
phù”, bắt được tướng giặc Ô Mã Nhi, vua Trần Nhân Tông liền phong thêm mỹ
tự: "Nhất vị linh ứng, anh triết, hiển hựu, an dân Đại vương Thượng
đẳng Thần" - (Vị Thần bậc Thượng đẳng là một bậc Đại vương linh thiêng
hiển ứng, anh hùng tài giỏi, hiện rõ sự giúp đỡ, giữ an dân.
Về sau, đến thời
Lê Thái Tổ (1428 - 1433),
phong thêm mỹ tự: "Nhất vị, phổ tế, cương nghị, anh linh, hùng hào kiệt
Đại vương" - (Nhất vị Đại vương che chở rộng khắp, cứng rắn nghị lực, tốt
đẹp linh thiêng, anh hùng hào kiệt).
* Vị thần hiệu Nguyệt Quang công chúa
“Nǎm 111 trước
Công nguyên, nhà Hán thôn tính nước Nam Việt, đổi là Giao Chỉ bộ và chia làm 9
quận, đặt mỗi quận một viên thái thú trông coi mọi việc trong quận và viên thứ
sử giám sát các quận. Ở Giao Chỉ (Bắc Bộ) các Lạc tướng, Lạc hầu vẫn được giữ
nguyên và cha truyền con nối như trước. Đến năm Giáp Ngọ(34) vua Quang Vũ nhà
Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chi. Dưới ách đô hộ của Thái thú Tô
Định, gánh nặng thuế khóa và công nạp đè lên vai người dân Giao Chỉ. Ở miền
rừng núi, người dân phải đi tìm chim thú lạ để cống nạp. Ở biển nhiều người mất
xác vì phải mò tìm đồi mồi, ngọc châu. Trông vào ruộng nương thì bọn người
Trung nguyện kéo sang, ỷ vào thể lực của quận trị, đô úy cướp đoạt mất tất cả
những nơi màu mỡ nhất, khắp Giao Chi quằn quại trong cảnh hãm hại, hà hiếp,
giết chóc dân lành”.
Bấy giờ, có người
con gái dòng dõi nhà Hùng, tên húy là Trắc, là bậc nữ trung hào kiệt dấy binh
đánh giặc. Trung nữ lập đàn cầu đảo bách thần tại cửa sông Hát Môn (thuộc đạo Sơn Tây),
trong khoảnh khắc, trời đất tối sầm, gió lớn nổi lên dữ dội, một dải mây hồng
từ trên trời bay thẳng xuống trong đàn, tinh kỳ bay phấp phới trước đàn, rồi
một người con gái độ tuổi thanh xuân 18, phong tư yểu điệu, nhan sắc xinh đẹp
tuyệt trần, mắt phượng mày ngài, môi đỏ như son, không biết từ đâu đến nói
rằng: "Thiếp vốn con gái nhà Hoàng gia, lấy Cao Vương công, làm Thứ
phi, cùng phu quân trở về Bắc quốc, sau hóa tại khu Ràm, trang Do Nghĩa, huyện
Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, đạo Hải Dương (xưa gọi là Hồng Châu, tục gọi là Doanh
Dậu).
Nay, thấy nữ tướng dấy binh dẹp giặc Hán, lập đàn cầu đảo bách thần nên thiếp
xuất hiện “âm phù” theo tướng quân đánh giặc lập công, ngày sau hiển vị",
Nói xong, bay thẳng lên không trung biến mất (tức ngày 03 tháng 3). Trong chốc
lát, trời quang, mây tạnh. Trưng nữ cùng quân sĩ đều kinh ngạc nói: "Quả
là Thần nữ linh thiêng”, liền cùng hành lễ bái tạ. Ngay hôm đó, Trung nữ
truyền hịch đến các đạo, châu, huyện, nơi nào có người thông minh tài trí, anh
hùng thi ra giúp nước, nhận phong tước. Nghe lệnh truyền, hơn hai nghìn người
đến đồn của Trưng nữ ứng tuyển. Trưng nữ tuyển được người tài giỏi thì phong
làm “Đại tướng”, còn binh sĩ kết thành đội lớn và chia quân ra các đạo,
cùng tiến thẳng đến đồn của giặc Tô Định đóng, đại chiến một trận. Quân Tô Định
đại bại, bỏ chạy tán loạn, Trưng nữ thu được 65 thành về Nam bang. Trưng nữ lên
ngôi, xưng Vương, kiến chức lập quan, mở yến tiệc chúc mừng, phong cấp bậc cho
các tướng sĩ và nói rằng: "Giặc Tô Định sớm được dẹp yên cũng là nhờ có
Thần âm phù trợ giúp", rồi sai sứ sắc phong nhất vị âm Thần nguyên tự
thần hiệu.
Nhất phong:
"Nguyệt Quang hiển linh công chúa" - (Công chúa Nguyệt Quang
linh thiêng, hiển ứng).
Tặng phong:
"Nga hằng, uyển my, trinh thục, hoa dung phu nhân" - (Phu nhân
dung nhan như hoa, xinh đẹp, yểu điệu dịu dàng, vững tốt, hiền lành, nhân đức).
Truyền rằng: Từ
đó về sau, đều rất linh thiêng ứng hợp, nên được nhiều các triều đại đế vương
phong thêm mỹ tự.
Đến thời tiền Lê,
vua Lê Đại Hành niên hiệu Thiên Phúc (980 - 988), khảo cứu về bách thần thấy rất linh thiêng hiển ứng, bèn phong thêm mỹ
tự "Nhất vị âm Thần huệ hòa, gia hạnh, khí chất, đoan trang, anh linh Công
chúa" - (Một vị âm Thần là công chúa có lòng nhân ái, hòa nhã, đức hạnh
tốt đẹp, khí chất hiền lành, dịu dàng, đoan trang, anh linh hiển ứng).
Đến đời vua Trần
Nhân Tông (1279 - 1293),
bấy giờ có giặc Nguyên Mông xâm chiếm, kinh thành bị vây hãm. Trần Quang Khải
phụng mệnh cầu đảo bách thần các đền thiêng, nhất vị phu nhân cũng linh thiêng
hiển ứng “âm phù”, dẹp được tướng giặc Ô Mã Nhi. Vua Trần Nhân Tông liền
phong thêm mỹ tự: "Nhất vị đức hạnh, thuần hòa, trinh thục phu nhân"
- (Một vị phu nhân đức hạnh thuần khiết, hòa thuận, vững tốt, hiền lành).
Về sau, đến đời
Lê Thái Tổ (1428 - 1433)
phong thêm mỹ tự: "Nhất vị âm Thần ý đức, đoan trang, anh linh, thục
diệu phu nhân" - (Phu nhân là một vị âm Thần đức mềm mỏng hiền lành,
đoan trang, tốt đẹp linh thiêng, nhân từ trong sáng).
Đặc điểm của di tích:
Đình Do Nghĩa tọa
lạc trên một khu đất vuông vắn, thoáng rộng, mặt tiền quay hướng đông bắc, nhìn
ra ao đình quanh năm nước xanh trong mát, phía tây, bắc giáp khu dân cư, phía
nam giáp đường liên thôn. Công trình mới khôi phục lại trên nền xưa, hướng cũ
với quy mô lớn theo kiến trúc truyền thống của các ngôi đình Bắc Bộ, kết cấu
khung vì bằng chất liệu gỗ tứ thiết, các họa tiết hoa vǎn cham khac phong theo
thời Nguyễn.
Một phần diện
tích đất đình hiện nay được sử dụng xây dựng nhà văn hoá thôn. Công trình này
nằm tại sân bên phải đình (từ ngoài vào), điều đó phần nào ảnh hưởng đến mỹ
quan (không ăn nhập với công trình kiến trúc cổ, có giá trị về tâm linh) cũng
như làm hẹp không gian của di trong những ngày tổ chức lễ hội truyền thống.
Sinh hoạt văn hoá tín
ngưỡng liên quan đến di tích
a) Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945:
Hàng năm, tại
đình Do Nghĩa có một kỳ lễ hội chính, diễn ra trong 07 ngày, từ ngày 11 - 18 tháng 11 (âm lịch), trọng hội là ngày 12, gọi là
lễ đình đám.
Ngay sau tết Nguyên
Đán của năm trước kết thúc, các vị quan viên, chức sắc của làng đã họp với
trưởng giáp Đoài, Bắc, Đông, Nam Thuận và Nam Hòa để giao mỗi giáp hai sào
ruộng công điền, trưởng giáp lại cử “người cai” trong giáp mình cày cấy
lấy hoa lợi nuôi lợn làm giò dâng Thành hoàng. Đối với việc nuôi lợn, “người
cai” phải thực hiện theo quy định của làng là cho ở chuồng riêng, sạch sẽ,
đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, ăn uống vệ sinh, không ǎn
những thức ăn thừa hoặc ôi thiu.
Trước ngày mở hội
khoảng một tháng, làng tổ chức tu sửa lại đình, miếu, cảnh quan xóm làng, mua
sắm thêm đồ tế lễ.
Sáng ngày mồng
một tháng 11, Lý trưởng thay mặt cho dân làng làm lễ xin phép các vị Thành
hoàng mở cửa đình và bốn miếu: Đoài,
Đông,
Bắc,
Nam Thuận - Nam Hòa
để làm lễ mộc dục, bao sái đồ thờ tự. Buổi chiều, các vị quan viên, chức sắc
của làng lập danh sách đội hình rước bộ, đội tế “... Khi có việc tế lễ thì
dân cắt độ 30 người, ai hơn nhất vào Chủ tế, rồi lần lượt từ trên xuống dưới, người vào tả đọc, chuyển văn, đông tây
xướng; bồi tế, tiến rước ai hơn vào việc trên, ai kém vào việc dưới… ”,
chốt danh mục cho những môn thi tài như đấu vật, cờ tướng, chọi gà...
Sáng ngày 11,
theo lệ làng, những người đến phiên làm “lượt” phải chu biện lễ vật
(xôi, gà, rượu, hoa quả) dâng Thành hoàng tại đình và miếu Đoài, Bắc, Đông, Nam
Thuận - Nam Hòa. Chiều cùng ngày, đúng giờ Mùi (13 giờ), làng tổ chức rước. Đi
đầu đoàn rước là 5 người cầm cờ thần, đội múa Kỳ lân rồi đến hai người cầm hai
thanh kiếm gỗ (biểu tượng cho quyền uy của các vị Thành hoàng), 8 người cầm bát
bửu trong trang phục áo nậu đỏ, đầu chít khăn đỏ, chân đi giày ba ta. Tiếp đến
là phường bát âm với 8 người mặc áo the khăn xếp chơi các nhạc cụ dân tộc như
đàn, sáo, nhị, trống, thanh la... Sau phường bát âm là xe kéo trống đại do 2
người vừa đi vừa đánh và kiệu long đình (tượng trưng cho các vị Thành hoàng) 4
người khiêng, đi bên cạnh có 4 người nữa để thay thế. Đi sau kiệu là các vị
chức sắc, đội tế, các cụ cao niên, dân làng và du khách thập phương. Lộ trình
rước từ đình theo đường cái quan của làng đến miếu Đoài thì dừng lại, ông Chủ
tế vào làm lễ, xin rước bát hương và khấn mời vị thần hiệu Lữ Gia hiển ứng Đại
vương về đình dự hội. Sau một tuần hương, Chủ tế mang bát hương đặt vào kiệu
long đình, tiếp tục đến miếu Đông, miếu Bắc, miếu Nam Thuận - Nam Hòa làm lễ
rồi rước trở về đình. Khi về tới đình, ông Chủ tế mang bát hương đặt trên nhang
án tại tòa hậu cung rồi tổ chức tế Cáo yết, xin phép các vị Thành hoàng cho dân
làng mở hội. Tham gia dự tế là các vị chức sắc, các cụ cao niên và trưởng của
năm giáp.
Ngày 12 tháng
11,ngày trọng hội. Theo quy định, buổi sáng “người cai” của nǎm giáp Đoài, Bắc, Đông, Nam Thuận và Nam Hòa phải cử người
đội lễ vật (xôi, giò nạc, giò mỡ, giò xỏ, mỗi loại 4 cái, mỗi cái 1 kg)
ra đình. Sau khi bày biện xong, làng tổ chức tế. Đoàn tế gồm 13 người, người
đứng đầu là Chủ tế. Giúp Chủ tế có bốn vị bồi tế, hai vị Đông xướng và Tây
xướng, hai vị nội tán để trợ xướng, số còn lại là chấp sự (năm người) đảm bảo
các công việc chúc rượu, dâng hương, chuyển chúc, đọc chúc. Những người được
chọn vào đội tế phải ăn chay, nằm riêng trai giới một tuần trước đó và
hôm tế lễ phải mặc lễ phục gồm áo thụng màu xanh, quần trắng, đội mũ, đi hia
(riêng ông Chủ tế mặc áo thụng màu đỏ). Tế nhằm mục đích thỉnh mời và đón rước
thần linh về dự hội với dân làng, để dân làng chúc tụng, tỏ lòng biết ơn các
đấng thần linh đã che chở, phù hộ, độ trì cho dân làng. Đầu tiên là tế củ soát
lễ vật (xem đã đầy đủ hay chưa), sau đó tế một tuần hương, hai tuần rượu, một
tuần nước, đọc chúc và cuối cùng là hóa chúc. Khi tế, có âm nhạc kèm theo.
Tiếng chiêng hòa với tiếng trống cái, trống phường bát âm làm cho không khí
buổi tế linh thiêng và cũng không kém phần nhộn nhịp, vui vẻ, hấp dẫn người dự
lễ. Trong lúc tế, nếu ai phạm lỗi bị phạt một cơi trầu. Tế xong, một phần lễ
vật biếu các vị quan viên, chức sắc, đội tế dự yến tại đình, còn lại mang về
các giáp chia phần để cùng nhau thụ hưởng lộc Thánh.
Buổi chiều cùng
ngày và các ngày tiếp theo 13, 14, 15, 16, 17, cả làng như bừng dậy ở những trò
chơi nhộn nhịp ở sân đình. Tiếng trống, chiêng rộn rã vang lên khắp làng vừa
thúc giục vừa hấp dẫn không chỉ người làng, mà cả người dân ở xung quanh đến
đua tài, đua sức. Các trò chơi dân gian được diễn ra sôi nổi. Chỗ này chọi gà,
chơi cờ, tổ tôm... chỗ kia có kéo co, đấu vật,.. Cứ như vậy, các trò chơi diễn
ra ở sân đình suốt mấy ngày liền. Người ta vui chơi, thi thố tài năng để giành
giật giải thưởng, thử vận may, thưởng thức không khí hội. Trong lúc đó, trong
đình làng ngày ngày vẫn đỏ đèn, hương khói không lúc nào ngơi. Người trong
làng, khách thập phương ra vào lễ Thánh, cầu chúc năm mới nhiều may mắn, người
khang vật thịnh, mưa thuận gió hòa. Các buổi tối có tục "Cỗ hát"
khá đặc biệt. Cỗ gồm hương, đăng, trà quả, 6 cân xôi và một con gà, 4 - 5 người
một cỗ, khi có hát chèo, hát nhà tơ, các chức sắc, đội tế, các cụ cao niên
trong năm giáp vừa xem hát vừa ăn cỗ nên được gọi là "Cỗ hát".
Sáng ngày 18, tổ
chức rước bát hương từ đình về miếu Đoài an vị. Thành phần, vật dụng tham gia
đoàn rước giống như chiều ngày 11. Tuy nhiên, trong lần rước này chỉ rước đến
miếu Đoài rồi trở về đình tế rã đám (tế
tạ). Khác với những di tích khác, sau tế rã đám thường là đóng cửa đình, kết
thúc lễ hội, tại đình Do Nghĩa còn diễn ra một nghi lễ nữa, rất độc đáo, đó là
lễ tiễn thuyền. Tương truyền, ở khu vực ngoài ao đình có một doi đất nổi cao
trông tựa hình chiếc thuyền úp, dân làng cho rằng thuyền úp tức là thuyền đứng
yên, dừng lại một chỗ, tất công việc làm ăn, buôn bán sẽ gặp trắc trở, khó
khăn. Do vậy, làng phải làm lễ tiễn thuyền để gửi gắm những hy vọng, cầu mong
về việc làm ăn, buôn bán trôi chảy, thuận lợi. Để thực hiện nghi lễ này, làng
đặt mua một con thuyền làm bằng tre và dán giấy bên ngoài. Ngoài thuyền, Lý
trưởng chu biện một mâm lễ (xôi, gà, rượu). Đúng giờ khắc quy định, mâm lễ bày
trên nhang án trước sân tòa đại bái để ông Chủ tế làm lễ, dân làng tập trung ở
khu vực ngoài sân đình cùng lễ vọng vào. Sau khi lễ xong, làng chọn ra 8 người,
một người thổi tù và (mang tính chất hiệu lệnh), một người cầm trống cái, một
người cầm trống con, một người cầm “ông chúa đám”
và bốn người đội thuyền. Người thổi tù và, cầm trống cái, trống con chọn theo
từng năm, trung tuổi, có sức khỏe tốt, gia đình hoà thuận, song toàn trong
trang phục áo the, khǎn xếp, người cầm “ông chúa đám” là Chủ tế, người
đội thuyền là quan viên tế. Khi có hiệu lệnh của Lý trưởng, người thổi tù và,
đánh trống cái, trống con cùng hòa nhịp tạo nên một không khí náo nhiệt, bốn
quan viên tế đội thuyền ra con đường đất nhỏ (trước ao đình) nơi dựng một cây
gỗ cao (còn gọi là cột cờ) thì dừng lại, hóa (đốt) thuyền thả xuống ao, Chủ tế
cầm “ông chúa đám” đâm thẳng xuống ao với ý nghĩa đẩy cho thuyền trôi
đi. Kết thúc nghi lễ, một thanh niên trong làng khỏe mạnh, chưa vợ trong trang
phục áo nậu đỏ bơi ra ao lấy “ông chúa đám” rồi rửa sạch, phơi khô, gác
lên xà gian hồi trái tòa đại bái để phục vụ cho mùa lễ hội nǎm sau.
Ngoài kỳ lễ hội
chính, hàng năm tại đình còn có lễ khai đạo (lễ gõ mõ, lễ khai lửa), diễn ra
trong một ngày mồng 8 tháng Giêng (âm lịch). Trong ngày này, chỉ có lễ và không
có các trò chơi dân gian. Lễ vật dâng Thánh gồm xôi, gà, hoa quả trầu rượu. Lý
trưởng thay mặt cho dân làng làm lễ, sau đó cầm dùi đánh vào chiếc mõ lớn bằng
gỗ có hình cá trắm 3 hồi, 9 tiếng, từ đây người dân mới được nhờ vả nhau trong
cuộc sống thường ngày như xin lửa, giã gạo, cày cấy hay làm ăn buôn bán.
Theo Thần tích -
Thần sắc làng Do Nghĩa, tổng Đỗ Xá, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương năm 1938
hiện lưu giữ tại Viện Thông tin khoa học xã hội, trong năm đình Do Nghĩa còn có
các ngày lễ tiết khác như sau:
- Ngày mồng 1, 2,
3 tháng Giêng (âm lịch): Lễ Xuân;
- Ngày mồng 6
tháng Giêng (âm lịch): Lễ kỷ niệm ngày sinh, hiển thánh của vị Thành hoàng hiệu
Thiện Chính Linh ứng Cư sĩ Đại vương (húy Thiện Sĩ) và Nguyệt Quang công chúa;
- Ngày mồng 8
tháng Giêng (âm lịch): Lễ kỷ niệm ngày sinh của Thành hoàng hiệu Lữ Gia hiển
ứng Đại vương;
- Ngày mồng 1
tháng 4 (âm lịch): Lễ lập Hạ;
- Ngày mồng 5 tháng
5 (âm lịch): Lễ Đoan ngọ;
- Ngày mồng 1
tháng 7 (âm lịch): Lễ Hạ điền;
- Ngày 15 tháng 8
(âm lịch): Lễ kỷ niệm ngày hiển thánh của vị Thành hoàng hiệu Minh Lễ Đại vương
và lễ Hạ điền;
- Ngày 10 tháng
10 (âm lịch): Lễ tưởng niệm ngày mất của vị Thành hoàng hiệu Lữ Gia hiển ứng
Đại vương;
- Ngày mồng 10
tháng 10 (âm lịch): Lễ Xôi mới;
- Ngày 12 tháng
11 (âm lịch): Lễ tưởng niệm ngày mất của vị Thành hoàng hiệu Thiện Chính Linh
ứng Cư sĩ Đại vương (húy Thiện Sĩ).
Các ngày lễ tiết
trên diễn ra trong một ngày, chỉ có lễ và không các có trò chơi dân gian, lễ
vật gồm gà, lợn, gạo nếp, hoa quả, trầu rượu giao cho những “người cai”
chu biện.
*Lễ hội hiện nay:
Sau một thời gian
dài gián đoạn, năm 2009, lễ hội đình Do Nghĩa được khôi phục trở lại. Từ đó đến
nay, lễ hội văn duy trì cơ bản những nét truyền thống nhưng thời gian rút ngắn
và hình thức tổ chức đơn giản hơn phù hợp với điều kiện hiện tại của địa
phương. Lễ hội diễn ra trong ba ngày, từ 10 - 12 tháng 11 (âm lịch) với tên gọi
“Lễ hội truyền thống đình làng Do Nghĩa”.
Trước hội 10
ngày, đồng chí Trưởng thôn mời các cụ trong ban Khánh tiết đình, trong các dòng
họ, đoàn thể trong thôn họp thành lập Ban tổ chức, xây dựng chương trình, kế
hoạch chuẩn bị cho lễ hội.
Sáng ngày mồng
10, một cụ cao niên (thành viên trong đội tế nam) dâng lễ vật lên đức Thánh
(xôi, thủ lợn, hoa quả, trầu rượu) làm lễ Cáo yết xin phép mở cửa đình, sau đó
dân làng tổ chức bao sái đồ thờ, vệ sinh trong, ngoài khuôn viên di tích, treo
băng zôn, khẩu hiệu, dựng sân khấu. Buổi tối, giao lưu văn nghệ giữa các đoàn
thể trong thôn với các tiết mục chèo và dân ca mới, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê
hương, đất nước.
Ngày 11, buổi sáng,
Chủ tế thay mặt cho đội tế nam làm lễ Trình với ý nghĩa trình các vị Thành
hoàng dân làng mở hội. Lễ vật dâng lên đức Thánh giống như ngày mồng 10. Buổi
chiều, tổ chức thi các trò chơi dân gian chọi gà, bắt vịt, kéo co, cờ tướng với
sự tham gia của thanh niên trong thôn, xã. Các trò chơi đều dưới sự chỉ đạo của
Ban tổ chức lễ hội và tổ trọng tài điều khiển theo đúng quy định của từng thể
loại. Tối, giao lưu văn nghệ giữa các đoàn thể trong thôn với các thôn An Cư,
Trịnh Xuyên, Phù Lịch và Đa Nghi trong xã.
Sáng ngày 12, Ban
tổ chức tập trung từ sớm tại đình đón tiếp khách và con cháu ở xa về dự lễ hội.
Đúng 8 giờ, lễ Khai mạc được tiến hành trang nghiêm. Sau phần tuyên bố lý do,
giới thiệu đại biểu, tóm tắt lịch sử di tích, thân thế công trạng các vị Thành
hoàng là sự tri ân thành kính của đại biểu và cộng đồng nhân dân bằng những nén
hương thơm ngát. Tiếp đến là lễ tế các vi Thành hoàng do đội tế nam của thôn
thực hiện theo nghi thức truyền thông. Buổi chiều, Ban tổ chức họp tổng kết lễ
hội, rút kinh nghiệm cho công tác tổ chức năm sau.
Ngoài kỳ lễ hội
chính, hàng năm vào các ngày sóc, vọng (ngày rằm, mồng một hàng tháng), lễ tiết
và các ngày lễ lớn của dân tộc (giỗ tổ Hùng Vương; Quốc khánh…), các cụ cao
niên trong Ban khánh tiết đình đều dâng vật phẩm và hương đăng, trầu rượu lên
đức Thánh, người dân trong thôn biện những lễ vật để tỏ lòng thành kính với đức
Thánh với mong muốn cầu sức khỏe, bình an, nhân khang vật thịnh, làm ăn phát
triển...
Có thể nói, lễ
hội truyền thống đình Do Nghĩa được khôi phục trở lại thể hiện việc tìm về
nguồn cội, tri ân công lao, tài đức của các vị Thành hoàng nhằm giáo dục cho
thế hệ trẻ tại địa phương về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ
đất nước và tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc tại địa phương. Thông qua lễ
hội, cộng đồng nhân dân được thể hiện mình, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của mỗi
người dân.
Kiến trúc di tích
Tương truyền,
đình Do Nghĩa khởi dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ XVIII), đến thời Nguyễn trùng
tu, tôn tạo khang trang, nằm trong một quần thể di tích, cách nhau từ 600 m đến
900 m trong phạm vi 1.0 km2 của làng gồm đình, chùa, miếu, thuận lợi cho việc
chiêm bái và tổ chức rước bộ khi vào hội. Ngôi đình Do Nghĩa tọa lạc trên một
doi đất cao, kiến trúc kiểu chữ Đinh (J) gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung.
Toàn bộ hệ thống cột, vì kèo, xà dọc, xà ngang kết nối với nhau bằng kỹ thuật
mộng mang cá tạo thành bộ khung chịu lực vững chắc với vật liệu xây dựng chủ
yếu bằng gỗ lim, chân cột đặt trên đá tảng. Tại các vì kèo, bảy hiên có nhiều
bức chạm kênh bong đề tài tứ linh, tứ quý. Xung quanh ngôi đình xây kè (bó vỉa)
bằng đá. Đá không chỉ là vật liệu bền chắc mà từ thời rất xa, người ta đã coi
đá là vật linh thiêng, có khả năng chứa đựng hoặc truyền tải sinh khí, nên một
số nhà nghiên cứu về văn hóa kiến trúc cổ truyền cho rằng mặt bằng nằm trong
đường đá viền là không gian linh thiêng, nơi của thánh thần, môt gianh giới
phân định giữa cõi thiêng liêng và cõi tục. Trước đình là một khoảng sân rộng
rãi, đăng đối hai bên là tả mạc và hữu mạc (giải vũ), mỗi dãy 3 gian, chất liệu
khung vì bằng gỗ tứ thiết. Đây là nơi các quan viên sửa soạn mũ áo vào tế khi
làng vào đám, đồng thời cũng là nơi hội họp, bàn các công việc của làng. Ngăn
cách giữa sân đình và đường làng là nghi môn tứ trụ uy nghi xây dựng bằng chất
liệu gạch. Qua đường làng là một ao rộng, qua ao có một ngòi nước thông ra sông
Cửu An. Theo quan niệm dân gian, vị trí xây dựng ngôi đình là nơi tụ thủy, tụ
phúc.
Cùng với thời
gian, chiến tranh và sự biến động của lịch sử, khuôn viên, cảnh quan đình Do
Nghĩa cũng đổi thay. Năm 1949, thực dân Pháp chiếm làng xây dựng đồn bốt, dù
rất luyến tiếc nhưng nhân dân địa phương vẫn kiên quyết đốt cháy toàn bộ ngôi
đình không cho quân giặc làm đồn trú. Cũng trong thời gian này, chùa Do Nghĩa
hạ giải lấy nguyên vật liệu xây dựng các công trình phúc lợi.Sau
cải cách ruộng đất (năm 1956), khuôn viên di tích được trung dụng làm sân kho
của Hợp tác xã và trường mẫu giáo của thôn. Năm 1978, trường mẫu giáo chuyển ra
vị trí mới, nhân dân địa phương đã tu sửa ba gian nhà gạch (nguyên của nhà mẫu
giáo) để làm nơi thờ tự. Đến năm 2009, chính quyền sở tại cùng nhân dân địa
phương đồng lòng góp công, của phục dựng lại ngôi đình trên nền xưa, hướng cũ,
đáp ứng nhu cầu tâm linh và lòng biết ơn của dân làng đối với các vị Thành
hoàng. Hiện nay, di tích tọa lạc sát bên trục đường liên thôn, có bố cục mặt
bằng như sau:
Từ ngoài vào là
nghi môn tứ trụ uy nghi tạo thành ba cửa đi, xây dựng bằng gạch, trát vữa, cửa
giữa (cửa chính) gồm hai trụ, thân trụ vuông thành sắc cạnh, phía trên tạo hình
lồng đèn vuông, đỉnh trụ đắp hình lá lật cách điệu. Hai cửa ngách (cửa bên) có
kết cấu giống nhau, kiểu hai tầng mái, các góc mái uốn cong đắp nổi rồng. Nối
hai trụ chính, cửa ngách và hai trụ bên là một đoạn tường thấp. Hai trụ bên
giống hai trụ chính nhưng chiều cao thấp hơn khoảng 10 cm, đỉnh trụ đắp hai con
lân trong tư thế chầu. Dọc các thân trụ (ở mặt trước, sau) khắc bốn đôi câu đối bằng chữ Hán, xin nêu nội dung một đôi câu đối (nội dung các đôi
câu đối còn lại xin xem trong tài liệu Hán Nôm):
Phiên âm: Sắc phong tứ Thánh đại
lực hùng cường kiêm văn võ;
Phù quốc an dân
anh uy dũng quyết Thượng đẳng Thần.
Dịch nghĩa: Sắc phong bốn vị Thánh
đại lực hùng cường kiêm văn võ;
Giúp nước an dân,
anh uy dũng quyết Thượng đẳng Thần.
Phía sau nghi môn
là một khoảng sân rộng, bên phải sân là nhà văn hóa của thôn (xây dựng năm
1996). Sau lư hương (chất liệu bằng xi mǎng) là đình Do Nghĩa kiến trúc kiểu
chữ Đinh (J) gồm 5 gian đại bái và 2 gian hậu cung, phục dụng phông theo kiến
trúc thời Nguyễn (thế kỷ XIX) dựng trên nền cao cách mặt sân năm bậc cấp. Tòa
đại bái dài 16, 37 m, rộng 7,02 m. Hệ mái dựng kiểu đao dĩ, lợp ngói mũi truyền
thống. Các đầu đao đắp nổi rồng chầu phượng mớm, bờ nóc đắp lưỡng long chầu
nhật, gối đỡ mặt nhật là mặt hổ phù, hai đầu là lạc long ngậm bờ nóc, đuôi vắt
ngược lên hồi đấu tạo sự đăng đối. Hai đầu hồi đắp chữ Thọ. Hệ Thống cửa kiểu
bức bàn, sơn màu nâu, các mảng chạm trang trí tập trung tại mặt ngoài chia
thành các ô hình vuông có kích thước to, nhỏ khác nhau theo để tài tứ quý
(tùng, cúc, trúc, mai), tứ linh (long, ly, quy, phượng), thư bút, hoa dây...
Kết cấu bộ khung
vì chịu lực liên kết các cấu kiện và chia gian của tòa nhà được làm chất liệu
gỗ lim gồm 6 vì kèo, trong đó có 4 vì kèo chính và 2 vì kèo hạ khoảng tại gian
dĩ. Các vì kèo này có kiến trúc giống nhau kiểu chồng rường, giá chiêng dựa
trên hai hàng cột cái và hai hàng cột quân. Các con rường đặt trên các đấu
vuông thót đáy, chạm hoa sen. Phần giá chiêng cấu tạo dựa trên hai cột đội nằm
trên câu đầu để giằng và đỡ các thanh chồng lên tới thượng lương. Kế bên, hai
cột đội có thanh chồng nằm gối lên hai phía của câu đầu và kế tiếp chồng tới
mái. Đầu của các thanh chồng này chính là nơi đỡ các thanh ứng nối từ vì nọ
sang vì kia để đỡ những lá rui của bộ mái. Phần chồng rường được tiếp tục từ
trên xà nách - đầu cột quân tới đầu cột cái, giữa hai hàng cột này có ba thanh
chồng cho mỗi bên của một bộ vì. Các bộ vì liên kết với nhau bằng hệ thống xà
dọc, các hoành gian và tàu mái tạo thành bộ khung chắc chắn với hai mái rộng có
bốn góc dao, trong khi các hàng chân cột đều không có móng mà chỉ được đặt chắc
trên những tảng vuông bằng xi măng hình bát giác, phía trên tạo hình tròn.
Hoành, rui được bào nhằn, lắp ghép cân đối, hài hoà. Bảy hiên chạm liên hoàn
hai mặt theo đề tài lá hóa long. Các bức chạm trên xà nách, đầu du.. mô phỏng
theo phong cách nghệ thuật truyên thống thời Nguyễn khá đẹp. Nền lát gạch giếng
đáy màu đỏ. Trên thượng lương gian trung tâm có khắc dòng chữ Hán: "Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuế thứ Kỷ Sửu niên trọng Thu thụ trụ thượng
hương đại cát”, có nghĩa “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tháng
8, mùa Thu, nǎm Kỷ Sửu (2009) dựng trụ thượng lương rất tốt đẹp”.
Trang trí nội
thất của tòa nhà bài trí hai pho tượng Quan Văn, Quan Võ (chất liệu bằng xi
măng) trong tư thế đứng với ý nghĩa bảo vệ cho các vị Thành hoàng. Gian hồi bên
phải là ban thờ vọng các vua Hùng (mới đưa vào từ năm 2009). Gian hồi bên trái
là ban thờ Thành hoàng hiệu Nguyệt Quang công chúa. Đối xứng hai bên góc tường
hồi là ban thờ Thành hoàng hiệu Thiện Chính linh ứng Cư sĩ Đại vương (húy Thiện
Sĩ) và Minh Lễ Đại vương. Các ban thờ đều bằng ngai và bài vị (chất liệu gỗ,
mới). Hệ thống xà và cột tại các gian gắn 3 bức hoành phi và 5 đôi câu đối
(mới) với nội dung ca ngợi công đức của các vị Thành hoàng, cảnh đẹp của di
tích. Xin nêu nội dung của một bức hoành phi và một đôi câu đối (các hoành phi
và câu đối còn lại xem trong tài liệu Hán Nôm).
Hoành phi:
Phiên âm: Tứ Thánh danh cao
Dịch nghĩa: Bốn vị Thánh danh
tiếng vang vọng cao xa
Câu đối:
Phiên âm: Phù quốc an dân sử quảng tổ quang lưu truyền lại
Tứ
vị anh hùng hữu công vi bản vạn đại vinh.
Dịch nghĩa: Giúp nước yên dân, sử
rộng, tổ tiên vẻ vang lưu truyền lại
Bốn vị anh hùng công lao to lớn muôn thuở
vinh quang
Tiếp sau đại bái
là tòa hậu cung 2 gian dài 5,87 m, rộng 5,5 m, xây tường hồi bít đốc, mái lợp
ngói mui. Hệ thống cột, vì kèo chất liệu gỗ, kiến tạo giống tòa đại bái, tuy
nhiên với chức năng mở rộng không gian thờ tự, cả hai bộ vì chỉ có hàng cột cái,
trốn hàng cột quân. Tại đây, bài trí tượng thờ Thành hoàng hiệu Lữ Gia hiển ứng
Đại vương, chất liệu gỗ, sơn son thếp vàng, niên đại vào thời Nguyễn (TK XIX).
Tượng tạc kiều chân dung thể khối tư thế ngồi trên bệ vuông giật cấp sơn màu
nâu đỏ. Đầu đội mũ, thân phía trước có đôi rồng chầu mặt nhật. Khuôn mặt vuông,
môi son đỏ, râu đen dài, hai mắt nhìn thằng, tai to, dầy, cô ngăn. Mặc áo triều
phục, cổ tròn, hai cầu vai chạm lưỡng long chầu nhật, bối tử chạm hình hổ phù
ngậm chữ Thọ, hai tay dang rộng vươn về phía trước, bụng đeo cân đai, ống tay
áo rộng buông qua đùi xuống bệ. Tay phải đặt nghiêng trên đầu gối phải, lòng
bàn tay hướng vào trong, tay trái đặt úp lên đầu gối trái, các móng tay sơn đỏ.
Chân đi hia, đế cao được ống quần rộng che chỉ hở một nửa. Tượng và bệ đặt
trong ngai chất liệu gỗ (mới) Trước ngai và tượng thờ là đỉnh đồng, đèn nến,
mâm bồng, bát hương,.. Hệ thống xà và cột gắn một bức hoành phi, một bức cuốn
thư và một đôi câu đối (mới) với nội dung:
Hoành phi:
Phiên âm: Thánh cung vạn tuế
Dịch nghĩa: Bậc Thánh muôn năm
Cuốn thu:
Phiên âm: Đức lưu quang
Dịch nghĩa: Đức sáng vẻ vang lưu
truyền muôn đời
Câu đối:
Phiên âm: Thượng Thánh uy linh,
Thần an vị;
Cộng
đồng giáng ngự long cung điện
Dịch nghĩa: Thánh thượng uy linh,
Thần yên vị;
Cộng
đồng giáng ngự điện cung rồng.
Đình Do Nghĩa tuy
mới được khôi phục, tôn tạo nhưng công trình có quy mô lớn, bề thế, đồng bộ với
chất liệu bằng gỗ tứ thiết mang dấu ấn kiến trúc truyền thống.
Đình Do Nghĩa thờ
bốn vị Thành hoàng hiệu là Minh Lễ Đại vương; Thiện Chính linh ứng Cư sĩ Đại
vương (húy là Thiện Sĩ); Lữ Gia hiển ứng Đại vương và Nguyệt Quang công chúa.
Thân thế, sự nghiệp của các vị được ghi trong thần tích, Thần tích - Thần sắc
lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học xā hội Hà Nội, câu đối, đại tự và lưu
truyền trong nhân dân tù nhiêu thế kỷ trước. Nghiên cứu thân thế, sự nghiệp của
các vị Thành hoàng làng giúp ta hiểu hơn về lịch sử dân tộc thời kỳ thuộc nhà
Triệu, nhà Hán và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng "... cuộc khởi nghĩa
đầu tiên dưới thời thuộc Hán, nổ ra trên đất Mê Linh, làn sóng khởi nghĩa dā
nhanh chóng lan rộng nhằm lật đổ ách thống trị của triều đình phương Bắc. Sau
khi đánh đuổi được quân Ðông Hán, Trưng Trắc đã xưng vương và đóng đô ở Mê
Linh, đây chính là hành động khẳng định quyền độc lập tự chủ của người dân Giao
Chỉ. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã chứng minh vai trò, khả nǎng to lớn
của người phụ nữ trong cuộc đấu tranh đấu ngoại xâm, là một mốc son đầu tiên và
sáng chói trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt…”.
Đối với người dân
Do Nghīa, các vi Thành hoàng không chỉ là những người có công với dân, với nước
mà đã trở thành một biểu tượng tâm linh của dân làng giúp cho dân làng có được
cuộc sống ổn định, thịnh vượng, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Di tích và các
hoạt động văn hóa tín ngưỡng tại đây đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân
trong và ngoài thôn, xã, tạo sự đoàn kết, gắn bó,tinh thần tương thân, tương
ái. Từ đó, tiếp tục giữ gìn những giá trị vǎn hóa truyền thống của cha ông đã
sáng tạo trong quá trình lao động, đấu tranh dựng và giữ nước, góp phần vào
việc thúc đẩy kinh tế - xã hội tại địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Ngoài giá trị tâm
linh, đình Do Nghĩa còn là nơi mở lớp học sau ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi "Diệt
giǎc đói, diệt giặc dốt và giặc ngoại xâm"; cơ sở hoạt động cách mạng
của bộ đội huyện Ninh Giang và dân quân, du kích địa phương trong những năm đầu
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1948).
Di tích xây dựng
tại vị trí trung tâm thôn, không gian cảnh quan thoáng rộng, có hướng phát
triển trong tương lai. Công trình được làm bằng chất liệu gỗ tứ thiết, tuân thủ theo lối kiến trúc truyền thống với nhiều mảng chạm khắc
kênh bong trên vì kèo, xà nách, con rường, bảy hiên theo đề tài lá hóa long, lá
lật… phỏng theo nghệ thuật thời Nguyên khá đẹp, từ dó tǎng thêm sự uy nghi, bề
thế cho di tích.
Trải qua chiến
tranh và thiên nhiên tàn phá, nhiều cổ vật, di vật và đồ thờ tự đã mất mát, hư
hại, hiện tại di tích còn lưu giữ được 01 pho tượng thờ Thành hoàng hiệu Lữ Gia
hiển ứng Đại vương; 01 hòm sắc (chất liệu gỗ); 01 đôi lục bình (chất liệu gốm);
01 đỉnh đồng và 01 đôi đèn nến (chất liệu kim loại), niên đại vào thời Nguyễn
(thế kỷ XIX)./.
Thần tích - Thần sắc ghi nhầm. “Nhà Triệu được lập từ năm 207, đến năm I11 truớc công nguyên thì bị nhà
Tây Hán thôn tính, trái qua năm đời vua: Triệu Vũ Vương (207 -137 TCN); Triệu
Văn Vương (137 - 125 TCN); Triệu Minh Vương (125 - 113 TCN); Triệu
Ai Vương (113 - 112 TCN) và Triệu Dương Vương (112 - 111 TCN) (Các triều đại Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh
Niên, Hà Nội năm 2006, trang 23). Như vậy, không có vua nào là Triệu Hoài
Vương.
Hán Thuận Đế: Tên húy là Lưu Bảo, là vị hoàng đế thứ 8 của nhà
Đông Hán, cũng là hoàng đế thứ 23 của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị
vì 19 năm, lên ngôi từ năm 125 đến nǎm 144.
Thời gian Trần Nhân Tông tại vị.
Các triều đại Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội năm 2006,
trang 24, 25.
Nay là thôn Do Nghĩa, xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương.
Miếu tọa lạc tại giáp Đông nên gọi theo tên
giáp. Miếu 3 gian, kiến trúc kiểu chữ Nhất (-), mặt tiền quay hướng tây, cách
đình khoảng 900 km về hướng nam, thờ vị thần hiệu Nguyệt Quang công chúa (nhân
dân địa phương thường gọi là Nguyệt Hoa công chúa hay đức thánh Bà) (bằng
tượng, hai bên tượng có hai pho tượng hầu nữ). Trước cổng miếu có bia Hạ mã như
nhắc nhở mọi người việc thờ thần cốt ở sự tôn trọng, đi qua trước nơi thờ tự ai
cũng phải giữ dáng điệu tôn kính, người đi ngựa cũng phải xuống ngựa. Năm 1952,
miếu bị thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn. Đất miếu nay là đất ở của người dân.
Miếu toa lac tai giáp Bắc nên gọi theo tên giáp.
Miếu 3 gian, kiến trúc kiểu chữ Nhất
(-),
mặt tiền quay hướng nam, cách đình khoảng 700 m về hướng đông, thờ vong các vua
Hùng (bằng ngai). Năm 1952, miếu bị thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn. Đất miếu
nay là đất ở của người dân.
Thần tích - thần sắc làng Do Nghĩa, tài liệu đã dẫn, mục 6.
“Ông chúa đám” bằng gỗ dài khoảng 4 m bào nhẫn, hai đầu sơn
màu vàng, thân màu đỏ. Mỗi năm, làng chỉ sử dụng một lần vào lễ tiễn thuyền,
sau đó rửa sạch, phơi khô và gác lên gian hồi trái tòa đại bái.
Còn được gọi là Trùng ngũ hay tết Đoan Dương. Xưa, có người trung
thần nước Sở- một nước chư hầu thời Xuân Thu, thuộc địa phận tỉnh Hồ Bắc, Hồ
Nam (Trung Quốc) ngày nay, tên là Khuất Nguyên, khi Sở Vương toan đi qua nước
Tần, ông can vua hết sức nhưng vua không nghe, vua qua Tần và bị chết ở Tần,
ông tức giận việc nước làm sách Ly Tao, xong rồi trầm mình xuống sông Mịch La
vào ngày mồng 5 tháng 5. Nhân đó, người nước Sở mỗi năm đến ngày mồng 5 tháng 5
có lễ đua thuyền, ý là để vớt xác Khuất Nguyên lên. Từ đó về sau thành ra tiết
Đoan Dương.
Lịch sử Việt Nam, tập I (từ khởi thủy đến thế kỷ X),Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội nǎm 2017, trang 231.